BS. Nguyễn Hoài Thu.

 

1. Tác dụng của rau mồng tơi

Không chỉ được dùng để chế biến thức ăn, cây mồng tơi còn được coi là một cây thuốc. Với chất nhầy pectin, cây mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, tốt cho người bị táo bón lâu ngày.

Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, chất nhầy pectin có trong mồng tơi có tác dụng hấp thụ cholesterol, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp giảm cân. Nước cốt của mồng tơi có tác dụng hỗ trợ làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên.

Rau mồng tơi còn có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất Axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai.

Rau mồng tơi là loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Một số chất có trong rau mồng tơi thậm chí có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội. 

Dưới đây là bảng thông tin các chất có trong 100g mồng tơi:

Dinh dưỡng

Giá trị

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

Năng lượng

19 calo

1%

Folates (B9)

140 µg

35%

Niacin (B3)

0.500 mg

3%

Pantothenic acid (B5)

0.053 mg

1%

Pyridoxine (B6)

0.240 mg

18%

Riboflavin (B2)

0.155 mg

13%

Thiamin (B1)

0.050 mg

4%

Vitamin A

8,000 IU

267%

Vitamin C

102 mg

170%

Natri

24 mg

1.5%

Kali

510 mg

11%

Canxi

109 mg

11%

Đồng

0.107 mg

12%

Sắt

1.20 mg

15%

Magie

65 mg

16%

Mangan

0.735 mg

32%

Selen

0.8 µg

1.5%

Kẽm

0.43 mg

4%

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam rau mồng tơi

Rau mồng tơi.

 

2. Những người không nên ăn nhiều rau mồng tơi

Tuy rau mồng tơi có chứa giá trị dinh dưỡng, nhưng một số người không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi:

Những người hấp thu kém không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic (một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Những người mới lấy cao răng không nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước

Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin. Hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Mồng tơi xào tỏi.

 

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.

Người đang bị tiêu chảy không nên ăn mặc dù mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón nhưng nếu ăn quá nhiều mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy.

3. Cách nấu rau mồng tơi không bị nhớt

Để các món chế biến từ rau mồng tơi không bị nhớt, cần đợi nước thật sôi mới cho rau mồng tơi vào và nhanh chóng tắt bếp, không nấu quá lâu để tránh việc mồng tơi bị chín nhão và tiết ra chất nhớt khiến món ăn không được ngon.

Các món ăn từ mồng tơi nên được nấu trên lửa vừa để rau vừa chín tới và không làm rau bị nhớt cũng như làm rau mềm nhũn, ăn không ngon.

Để các món chế biến từ rau mồng tơi không bị nhớt, cần đợi nước thật sôi mới cho rau mồng tơi vào và nhanh chóng tắt bếp, không nấu quá lâu.

 

4. Một số món chế biến từ rau mồng tơi

  • Rau mồng tơi xào tỏi
  • Thịt bò xào rau mồng tơi
  • Canh mồng tơi nấu tôm
  • Canh mồng tơi nấu nghêu
  • Canh cua rau đay mướp và mồng tơi