Người đầy bụng, khó tiêu không nên ăn chôm chôm

Chôm chôm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Những người hay bị đầy bụng khó tiêu ăn nhiều loại quả này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người nóng trong tránh ăn chôm chôm

Chôm chôm chứa nhiều đường nên khi ăn vào sẽ gây nóng trong người. Do đó, những người có cơ địa nóng trong, hay có cảm giác bốc hỏa ăn chôm chôm sẽ khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Người tiểu đường phải đặc biệt tránh ăn chôm chôm

Do chứa nhiều đường nên người bị bệnh tiêu đường nên tránh ăn chôm chôm để không làm tăng đường huyết, khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn chôm chôm

Cũng do chứa nhiều đường, có thể gây nóng trong người vì thế những ai bị nhiệt miệng, rôm sảy, mụn nhọt nên tránh ăn chôm chôm.

Người béo phì, đang muốn giảm cân

Muốn giảm cân chúng ta cần tránh ăn thực phẩm nhiều đường, kể cả hoa quả. Chôm chôm là loại trái cây có hàm lượng đường lớn. Nếu ăn nhiều sẽ làm bạn không thể giảm cân.

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Cứ 100g thịt quả chôm chôm chứa 82kcal, 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6; 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin.

Dù bọn không thuộc 1 trong 5 nhóm người trên cũng cần nên thận trọng khi ăn chôm chôm. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 400-500 gram chôm chôm và hạn chế ăn vào ngày nắng nóng. 

Phụ nữ mang thai cũng nên cẩn trọng khi ăn loại quả này vì nó chứa lượng đường cao, có thể gây nóng trong, ảnh hưởng đến đường huyết. Tránh ăn những quả chôm chôm quá chín vì chúng có thể bị lên men, chứa nồng độ cồn cao, không an toàn cho cả mẹ và bé.