5 mẹo hữu ích đúng khoa học giúp giảm nhanh phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin nCoV
Hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp phòng virus nCoV tốt nhất hiện nay và cũng là con đường ngắn nhất để sớm đi đến việc kết thúc đại dịch này.
Thế nhưng, nhiều người ám ảnh vì đi tiêm về bị vắc xin hành, phản ứng phụ mấy ngày mới hết.
Để làm giảm bớt sự mệt mỏi của người dân sau khi đi tiêm, mới đây báo chí có lên bài chia sẻ mẹo làm giảm phản ứng phụ sau chủng ngừa. Cái này rất thiết thực trong bối cảnh hiện tại.
Đối với các phản ứng như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, hãy sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm, sẽ giúp giảm đáng kể cơn đau.
Để giảm bớt tình trạng đau nhức hoặc cứng ở cánh tay được tiêm, hãy di chuyển nó nhiều nhất có thể theo khả năng của mỗi người. Điều này ban đầu có thể gây ra một chút khó chịu, nhưng nó sẽ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng căng cứng và giúp các cơ bị đau được thả lỏng.
Với trường hợp bị ớn lạnh và sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin, hãy uống nhiều nước, mặc các loại quần áo mỏng nhẹ để tránh cơ thể bị quá nóng.
Một vài người sau tiêm vắc xin Covid-19 cũng có thể gặp phải trường hợp phát ban tại chỗ tiêm (vết đỏ, lấm tấm xung quanh vết tiêm). Đây là tình trạng cần chú ý theo dõi, tuy nhiên nó không nguy hiểm. Nếu tình trạng phát ban này tiếp tục tiến triển và gây khó chịu, hãy sử dụng khăn ướt mát và sạch hoặc một túi đá được quấn trong khăn để chườm vào chỗ tiêm. Trong vòng 7 ngày, nếu vết phát ban không thuyên giảm thì nên liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Sốt, ớn lạnh và mệt mỏi cũng thường xuất hiện sau khi một người tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, chúng có thể dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng Covid-19. Nếu là tác dụng phụ của tiêm phòng, nhóm triệu chứng trên sẽ tự biến mất sau một vài ngày.
Trong trường hợp chúng cứ kéo dài liên tục và không thuyên giảm thì không loại trừ khả năng có thể đã bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi chủng ngừa. Những người đã tiêm vắc xin nhưng liên tục bị các “phản ứng phụ” giống với triệu chứng Covid-19, hãy nhanh chóng làm xét nghiệm và tuân theo các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin, cần liên hệ ngay với y tế
Theo PGS. TS Đào Xuân Cơ (PGĐ Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam) nhận định: Tiêm vắc xin và thực hiện 5K là điều ‘then chốt’ trong việc phòng chông dịch.
Theo PGS. Cơ, ‘tất cả văc xin bản chất là đưa chất lạ vào cơ thể. Vắc xin nào cũng có tỷ lệ nhất định về tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn’. Ngoài những biểu hiện thông thường như sốt, đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm, sưng, dị ứng, ngứa, nổi mề đay thì còn có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm. Do đó, mọi người nếu thấy có dấu hiệu sau, báo ngay cho nhân viên y tế:
+ Đau bụng, đi ngoài, nôn ngay sau khi tiêm
+ Phù chân, phù tay, phù dai dẳng
+ Có biểu hiện tức ngực, khó thở
+ Đau bụng dai dằng mà không rõ nguyên nhân
+ Nôn mửa, đau đầu, nhìn mờ, có người còn bị co giật, liệt nửa người.
Khi xuất hiện những biểu hiện này, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc tùy tiện. Hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế hoặc đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....