Có những loại thực phẩm khi được nấu chín sẽ vô cùng dinh dưỡng tuy nhiên nếu ăn sống tùy tiện không khoa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe bởi các loại độc tố có trong chúng nếu không biết chế biến. Vì vậy hãy cẩn trọng và tìm hiểu cách dùng sao cho hợp lý và an toàn nhất.

1. Khoai tây

Ảnh minh họa: Internet

Khoai tây mang đến nhiều hữu ích cho cơ thể khi đã được nấu kỹ càng vì nó chứa một số khoáng chất rất cần thiết. Nhưng lưu ý khi khoai tây còn xanh chưa qua chế biến có thể làm cơ thể bị đau đầu, tiết ra chất glycoalkaloid khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu thậm chí gây buồn nôn và mệt mỏi.

Bên cạnh đó bạn cần nên biết tinh bột trong khoai tây còn làm đau bụng, đầy hơi. Do đó nếu có sử dụng khoai tây thì nên luộc, hấp, nướng hay xào để hạn chế được những tình trạng như đã nói.

2. Độc tố trong đậu đỏ sống

Ảnh minh họa: Internet

Tuy đậu đỏ có nhiều chất dinh dưỡng tốt nhưng ăn sống là điều không nên. Vì bạn có biết rằng trong đậu có chứa Phytohemagglutinin khi phát tán có sẽ gây tiêu chảy, tiêu hóa bị rối loạn hay bị viêm dạ dày ruột cấp tính và nôn mửa.

Khi dùng đậu đỏ hay những loại đậu khác bạn cũng nên bỏ chúng vào nước và ngâm trong khoảng 30 phút. Sau đó có thể chế biến bằng cách đun hay hầm một cách kỹ lưỡng và hợp lý.

3. Trứng sống

Ảnh minh họa: Internet

Việc ăn trứng sống gây phản tác dụng của nó. Trứng sống có một chất salmonella một loại vi khuẩn nó sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn xuất hiện những triệu chứng bao gồm sốt, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy.

Hơn nữa trong lòng trắng của trứng còn chứa chất trypsin inhibitors làm các enzym bị ức chế dẫn đến hệ tiêu hóa bị cản trở quá trình hoạt động bị gián đoạn. Tốt nhất cần nấu trứng kỹ càng và dùng các loại trứng có nguồn gốc rõ ràng.

4. Cà tím

Ảnh minh họa: Internet

Ăn sống cà tím là cách ăn không an toàn. Nó có một chất solanine một loại độc tố gây hại cơ thể nếu ăn với số lượng lớn thì càng có hại nghiêm trọng hơn. Đồng thời cà tím cũng tương tự như khoai tây cũng có hợp chất glycoalkaloid làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu. Do vậy hãy chế biến cà tím thật kỹ có một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà tím có chất chống oxy hóa nếu kết hợp với oliu. Cần xào chín hai loại này với nhau để có đủ chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

5. Hạnh nhân đắng

Ảnh minh họa: Internet

Hạnh nhân có thể bổ sung cho bữa ăn sáng vì nhiều protein sẽ được cung cấp. Nhưng hạt của nó có xyanua cả lá và thân cũng đều chứa chất này. Một chất cực độc có thể gây buồn nôn, chuột rút, đau đầu hay làm bạn bị ốm. Hạnh nhân cần nấu chín hay rang đều được để trách gây tác hại đến sức khỏe.