5 loại cá chứa nhiều thủy ngân, tốt thì ít nhưng hại thì nhiều
Cá chình
Bản thân cá chình rất béo và nó cũng lại dễ hấp thụ rác thải công nghiệp và nông trại từ nguồn nước nên cũng không được xem là loại cá an toàn cho sức khỏe. Cá chình nhập từ Mĩ được cho là chứa nhiều chất độc nhất. Cá chình châu Âu cũng nhiễm khá nhiều thủy ngân. Người lớn có thể ăn 300g cá chình/tháng, trẻ em là 200g/tháng.
Nghe tên loại cá này có vẻ khá xa lạ thế nhưng các mẹ có biết không loại cá này lại đứng đầu trong danh sách nhiễm thủy ngân đấy. Ăn loại cá này quá nhiều rất dễ gây ngộ độc. Do đó, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng được khuyên là không nên ăn cá đổng quéo còn riêng với nam giới thì có thể ăn khoảng 100g/tháng.
Cá chỉ vàng
Đây là loại cá nhỏ có vẻ ngoài trắng bạc, nổi bật với một dải màu vàng óng ánh bắt mắt. Chúng được nhiều gia đình ưa chuộng vì phần thịt ngon, lại có vị hơi chua rất dễ ăn. Cá chỉ vàng khi đem phơi khô, tẩm ướp còn trở thành món đặc sản trên bàn nhậu. Nhưng đáng tiếc rằng, đây lại là một trong số những loại cá lắng đọng nhiều thủy ngân và tạp chất bên trong các thớ thịt.
Theo một nghiên cứu của Nhà xuất bản Nghiên cứu Khoa học (SCIRP), cá chỉ vàng thuộc 1 trong 18 loại cá chứa nhiều thủy ngân được phát hiện tại vùng biển Malaysia. Chưa kể kích thước của cá chỉ vàng cũng nhỏ nên chúng ta hay ăn nhiều, dẫn đến tích tụ kim loại nặng trong cơ thể. Bên cạnh đó, các loại cá chỉ vàng phơi khô rẻ tiền cũng bị tẩm ướp quá nhiều gia vị và phẩm màu không tốt cho sức khỏe.
Giáo sư Eric Rimm khuyên các bà nội trợ không nên mua nhiều loại cá này vì dễ gây hại sức khỏe, nếu muốn thì mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần là tốt nhất. Còn riêng phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ thì không nên ăn để hạn chế tác hại từ thủy ngân.
Cá nóc
Cá nóc là một loài cá nguy hiểm đối với tất cả mọi người, khi ăn không chỉ nhiễm thuỷ ngân mà còn gây ngộ độc chết người. Chính vì thế mọi người không nên ăn cá nóc. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn loài cá này. Thêm vào đó, trong cá nóc có chứa chất độc tetradotoxin ở buồng trứng và hepatoxin ở gan rất nguy hiểm, những chất độc này có thể đầu độc cơ thể, nguy kịch đến tính mạng nếu không được chế biến đúng cách.
Cá sáp dầu
Cũng nằm trong danh sách những loại cá nên hạn chế ăn cá sáp dầu có chứa gempylotoxin rất nhiều. Đây là một loại độc tố không thể chuyển hóa. Độc tố này không gây hại nhiều, nhưng sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể chiên hoặc nướng để làm giảm lượng gempylotoxin trong cá. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa thì không nên ăn món này.
Cá kiếm
Cá kiếm là một loài cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu lạm dụng việc ăn cá kiếm quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc metyl thủy ngân. Chính vì vậy, bạn không nên ăn nhiều loại cá này kẻo dễ rước bẹnh vào người.
Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn mua những chiếc chảo gang giá rẻ mà không biết rằng nó có thể chứa những kim loại nặng và hóa chất độc hại. Thế nên việc chọn lựa chảo gang chất lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cục nóng tỏa ra luồng khí khô và nóng. Vì lý do này, nhiều người đã tận dụng nhiệt từ cục nóng để phơi quần áo, giúp tiết kiệm thời gian làm khô
Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san là một sản phẩm dành cho phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và được dùng để thay thế cho các loại băng vệ sinh truyền thống, giúp cơ thể năng động hơn mà không lo bị tràn trong suốt ngày dài.
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Việc phải dừng đỗ xe ngoài trời khiến nhiều người lo ngại bởi đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Cần làm gì để bảo vệ xe ô tô?