Sau bữa ăn vội uống nước trà

Thói quen của mhiều người cho rằng uống trà trong và sau khi ăn cơm vừa ăn luôn tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn, dễ tiêu hóa sạch miệng… đặc biệt là với cánh mày rau nước trà là thứ gần như không thể thiếu.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn xong vội vàng uống nước trà, sẽ khiến cho các chất protein trong thức ăn bị kết tủa lại, làm co niêm mạc dạ dày, loãng dịch vị và gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là việc hấp thụ sắt ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Cơm chan canh

Nhiều người thường có thói quen ăn cơm là phải chan với canh, bởi như thế cơm sẽ dễ nuốt trôi vào dạ dày, dễ ăn hơn. Nhưng ít người biết khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.

Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm. Mặt khác, ăn cơm chan canh lâu ngày sẽ làm cho hệ tiêu hóa, cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn, gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa… Điều này càng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Vừa ăn cơm vừa uống nước

Vừa ăn cơm vừa uống nước lọc hay nhâm nhi một cốc nước có gas là thói quen của nhiều người, thế nhưng đây lại là một thói quen rất xấu.

Thói quen uống nước trong bữa ăn gây cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. Cùng lúc tiêu thụ thực phẩm vừa có chất rắn lại có chất lỏng thì sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây hại cho dạ dày. Hơn nữa, trong các loại nước có ga thường chứa lượng lớn carbon dioxide gây áp lực, dẫn đến tình trạng đau dạ dày cấp.

Ngoài ra, vừa ăn cơm vừa uống nước còn gây loãng dịch tiêu hóa khiến dinh dưỡng có trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ ít hơn.

Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau

Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, trẻ thường thích ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm và các bậc phụ huynh cũng đồng ý với điều đó để con ăn được nhiều thế nhưng cách ăn này lại gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe lâu dài của bé.

Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng . Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.

Chính vì thế các bậc phụ huynh hãy cho bé ăn cơm hợp lý, nên ăn cơm và thức ăn cùng nhau để việc hấp thu dinh dưỡng được tốt nhất.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn cơm quá no

Khi ăn uống, nhiều người vẫn có thói quen đã ăn thì phải ăn no. Song nếu bạn ăn no quá vào bữa sáng, trưa, tối thì sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ.

Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến lão hóa.

Ảnh minh họa: Internet