Khoai tây mọc mầm có thể gây dị tật thai nhi

Trong khoai tây có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng khoai tây cũng dễ bị nhiễm chất đôc solaninne – một chất kiềm sinh vật và nếu tích lũy nhiều trong nhau thai. Dễ gây ra các dị tật ở thai nhi. Chính vì vậy, khi thấy khoai tây có màu xanh hoặc mọc mầm bạn đừng ăn nhé kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con.

Khoai tây dễ gây tiểu đường

Trong thành phần dinh dưỡng của khoai tây được xem là nguồn lương thực có giá trị tinh bột tương đương với cơm và bánh mì. Khi mẹ bầu ăn quá nhiều khoai tây dễ bị tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, khoai tây chứa thành phần gây kìm hãm quá trình chuyển hóa glucose ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Khoai tây làm trẻ nhẹ cân

Khoai tây có chứa nhiều dinh dưỡng khiến bạn dễ bị tăng cân, nhưng đối với thai nhi thì không thật sự tốt. Do nguồn dinh dưỡng khi được xử lý ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acrylamide. Chất này khi được sản sinh ra gây ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi. Khiến cho em bé sinh ra nhẹ cân hơn bình thường và có chu vi đầu nhỏ hơn chuẩn.

Vì vậy, trong khi mang thai mẹ bầu đừng ăn nhiều khoai tây để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Khoai tây gây béo phì cho mẹ

Khoai tây chứa nhiều đường, tinh bột, khoáng chất nên khi mẹ bầu ăn nhiều khoai tây dễ gây béo phì thừa cân. Mẹ bầu có nên ăn khoai tây khi mang thai quá nhiều sẽ khiến mẹ khó kiểm soát cân nặng dẫn đến béo phì. Đặc biệt, nếu mẹ bầu ăn khoai tây chiên sẽ làm mẹ béo phì dễ gây cao huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.