4 loại thực phẩm giúp phòng ngừa đột quỵ, trời lạnh nên ăn thường xuyên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây tàn tật lớn thứ ba và nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai trên toàn cầu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính rằng hơn 795.000 người ở Mỹ bị đột quỵ mỗi năm.
Chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ và cá.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn trước khi có thay đổi lớn trong chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc. Vì một số loại thực phẩm có thể tương tác với thuốc.
Dưới đây là các loại thực phẩm nên ăn để giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
1. Ngũ cốc nguyên cám
Một phân tích tổng hợp khác năm 2015 cho thấy ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám có thể giảm nguy cơ đột quỵ.
Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho biết, việc tăng lượng cám và ngũ cốc ăn sáng lạnh nguyên cám có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não.
Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên cám mà bạn có thể thử như:
- yến mạch
- cám
- diêm mạch (quinoa)
- gạo lứt
- bánh mì ngũ cốc nguyên cám
2. Trái cây
Nhiều loại trái cây chứa chất xơ và chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm, ngăn ngừa cục máu đông và duy trì sức khỏe tim mạch.
Theo một nghiên cứu năm 2013, tiêu thụ trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người.
Một số loại trái cây bạn có thể thử như:
- Lê
- Cam
- Táo
- Chuối
- Dâu tây
- Bưởi
- Việt quất
3. Rau củ
Nhiều loại rau củ chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều chất xơ có thể giúp giảm huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Huyết áp cao và cholesterol cao là yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
Một số loại rau củ mà bạn có thể thử như:
- Cà rốt
- Bắp cải
- Bông cải xanh
- Bơ
- Ớt
- Cà chua
- Rau lá xanh
4. Protein
Nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy việc tăng lượng protein trong chế ăn có thể giảm nguy cơ đột quỵ ở người dân Nhật Bản. Tuy nhiên, các tác giả gợi ý rằng cần nghiên cứu thêm về lượng protein và đột quỵ.
Một số nguồn protein lành mạnh bao gồm:
- Thịt nạc, thịt gia cầm
- Sữa chua
- Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi
- Trứng
- Đậu (đỗ)
- Đậu lăng
- Đậu phụ
- Các loại hạt
Những thực phẩm nên hạn chế
- Thực phẩm nhiều cholesterol như thịt đỏ, sản phẩm từ sữa nguyên béo, thịt chế biến sẵn, bánh ngọt...
- Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, bơ, dầu dừa, dầu cọ, thực phẩm chiên rán, phô mai, kem...
- Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa như thực phẩm chiên rán, bơ thực vật, pizza đông lạnh, bánh quy...
Một số mẹo phòng ngừa đột quỵ khác
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.