4 loại cá "ngậm" đầy thủy ngân, rẻ mấy cũng chớ dại mà mua về ăn kẻo hại sức khỏe
Cá "ngậm" thủy ngân độc hại như thế nào?
Tuy nhiên, trong một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao, gây lo ngại cho người sức khỏe người tiêu dùng. Thủy ngân thuộc nhóm kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên như: Môi trường không khí, trong nước và trong đất. Kim loại này sẽ được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau chẳng hạn như: Đốt than, hiện tượng phun trào núi lửa,... Từ đó, thủy ngân có thể rơi từ không khí và tích tụ rất nhiều trong các dòng suối, đại dương và trở thành metylmercury trong nước.
Ngày nay, khi việc ô nhiễm môi trường luôn trong trạng thái đáng báo động, lượng thủy ngân trong nước đặc biệt tăng cao, kéo theo cá loại cá sinh sống cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, con người có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân theo nhiều cách không chỉ hít phải hơi thủy ngân thông qua quá trình khai thác hay làm việc ở môi trường công nghiệp mà còn thông qua các loại cá trong thực đơn hàng ngày.
Rất nhiều trường hợp bị phơi nhiễm thủy ngân do ăn các loại cá ngậm thủy ngân, có hàm lượng thủy ngân cao vượt ngưỡng cho phép. Theo thời gian, thủy ngân sẽ gây ra độc tính rất cao và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm gia tăng các bệnh lý về não và gan, gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, tự kỷ, trầm cảm,...
4 loại cá "ngậm" đầy thủy ngân
Cá thu vua: Cá thu vua mặc dù là loại cá giàu omega-3 nhưng chúng lại thuộc nhóm cá ngậm thủy ngân cao nên vừa có lợi mà lại nguy cơ hại cao. Trong khi đó bạn có thể thay thế nguồn omega-3 mà không lo nhiễm thủy ngân từ loại cá khác như cá trích, các loại hạt.... Do đó nên tránh cá này đặc biệt phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Cá trê: Đặc tính của cá trê là ăn tạp ăn bẩn sống được ở những nơi rất bẩn. Thế nên cá trê có nguy cơ nhiễm bẩn cao. Chúng có thể ngậm thủy ngân, chì và nhiều ký sinh trùng khác. Bởi vậy nên hạn chế ăn cá trê, khi ăn đặc biệt phải chế biến kỹ.
Cá rô phi: Mặc dù cá rô phi là loại cá gần gũi với người dân Việt Nam, thịt cá ngọt và dễ chế biến, tuy nhiên đây lại là loại cá có khá nhiều axit béo có hại tương tự như mỡ heo. Do đó, ăn nhiều cá rô phi có thể khiến tăng cholesterol trong máu và cá rô phi nằm trong danh sách 8 loại cá ngậm thủy ngân nhiều nhất mà bạn đọc nên cân nhắc chọn lựa.
Cá da trơn: Bạn có biết, các loại cá da trơn đã có kích thước lớn được nuôi và cho ăn sử dụng hóc-môn để làm tăng trọng lượng với mục đích thu lợi nhuận cao. Những chú cá này được đánh giá không sạch và có nguy cơ ngậm thủy ngân độc hại mà bạn đọc nên cân nhắc chọn lựa.
Chính vì thế nên khi đi chợ thấy những loại cá trên, bạn không nên mua. Để bổ sung nguồn omega bạn hoàn toàn có thể dùng các sản phẩm thay thế khác như rau, các loại hạt, hoặc các loại cá an toàn hơn như cá trích, cá mòi là những loại cá giàu omega nhưng lại ít thủy ngân hơn.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay...