4 loại cá chứa nhiều thủy ngân và chất độc gây hại sức khỏe bạn cần biết
Lươn
Lươn có thể làm được nhiều món ngon nhưng đây không phải là thực phẩm nên ăn thường xuyên. Có nhiều người vẫn thường dùng lươn nấu cháo cho con ăn vì hương vị cháo lươn thơm ngon, ít xương và bổ dưỡng.
Thế nhưng lươn cũng dễ chứa hàm lượng thủy ngân cao. Bên cạnh đó, lươn có xu hướng dễ dàng hấp thụ và lưu trữ các hóa chất độc hại và chất gây ô nhiễm như biphenyl polychlorin hóa (PCB) và chất chống cháy. Ở một số bang như New Jersey (Mỹ), lươn sông bị ô nhiễm đến mức người lớn không nên ăn quá một con lươn mỗi năm.
Không chỉ vậy, lươn cũng là một loại có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn. Vào mùa sinh sản của ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Nếu như loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa. Nếu như chế biến và nấu lươn không chín kỹ thì rất dễ nhiễm phải ký sinh trùng.
Cá rô phi
Cá rô phi rất phổ biến với chúng ta. Loại cá này ăn ngọt thịt, ít xương, nhưng lại có khá nhiều axit béo gây hại giống như mỡ heo. Bởi vậy, ăn nhiều cá rô phi có thể khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, rất không tốt cho người tim mạch, huyết áp cao…
Chưa kể, cá rô phi thích sống dưới tầng sâu, rúc bùn, vì thế thường nhiễm kim loại nặng hoặc ký sinh trùng, tốt nhất nên hạn chế ăn.
Cá ngừ vây xanh
Vào tháng 12 năm 2009, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã đưa cá ngừ vây xanh vào danh sách các loài vật bị đe dọa. Đáng nói, cá ngừ vây xanh có hàm lượng thủy ngân cao và PCB của chúng cao đến mức Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF) khuyến cáo không nên ăn loại cá này.
Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể người, tiêu thụ lâu dài có nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng mà còn có tác động làm ăn mòn đến đường tiêu hóa, thận và mao mạch. Khiến trẻ em cũng có thể gây tổn thương não.
Cá trê
Cá trê rất ngon khi làm món nướng hoặc nấu canh. Chẳng những thế, loài cá này còn được xuất khẩu sang Mỹ với số lượng lớn. Tuy nhiên, tại đây người ta đã tiến hành xét nghiệm và tìm thấy chất tím tinh thể và chất xanh Malachite có trong cá trê.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.