4 dấu hiệu chỉ như cảm vặt nhưng lại ngầm cảnh báo ung thư phổi đang ‘ẩn náu’ trong cơ thể. Điều số 2 và 3 nhiều người mắc mà phớt lờ
Tỷ lệ mắc ung thư phổi ngày càng gia tăng đặc biệt ở nước ta, ung thư phổi chiếm tỷ lệ 12% ung thư chung trên toàn thế giới.
Ung thư phổi được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Bệnh xuất phát từ các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên hướng điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào đặc tính của tế bào cũng như tốc độ di căn của bệnh.
Dù nguy hiểm là thế nhưng hầu hết bệnh nhân ung thư phổi đều chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối, khi khối u đã di căn trong người. Đa phần là bởi các dấu hiệu ban đầu đều rất giống bệnh vặt, đặc biệt là cảm lạnh. Chính vì vậy một khi cảm thấy sức khỏe đang bất thường như 6 dấu hiệu sau, hãy đến bệnh viện khám sớm kẻo gặp nguy:
1. Thở nặng nhọc
Thở dốc hay khó thở vốn chỉ là biểu hiện bình thường mỗi khi vận động quá sức. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mình đang dần khó thở, kể cả khi làm những việc nhỏ nhất như leo cầu thang hay đi bộ nhẹ… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Đây là triệu chứng điển hình của ung thư phổi do có khối u cản trở việc hô hấp của cơ thể.
Cảm thấy khó thở hay thở dốc kể cả khi làm việc nhẹ thường là dấu hiệu ban đầu của khối u ung thư phổi.
2. Ho mãn tính
Đây là dấu hiệu sớm của ung thư phổi nhưng nhiều người lại hay nhầm lẫn với bệnh cảm vặt thông thường. Hiệp hội Phổi Mỹ (ALA) cho biết, nếu bạn ho liên tục vài ngày thì về mặt y học, đây chỉ là một cơn ho mãn tính . Còn ngược lại, khi triệu chứng ho kéo dài liên tục 2 – 3 tuần trở lên dù không mắc bệnh liên quan đến virus, hãy cảnh giác trước căn bệnh ung thư phổi.
Theo các chuyên gia lý giải, ung thư phổi gây ho mãn tính là do khối u ác tính chèn vào phế quản. Lúc này, các đường dẫn khí chính đi đến phổi sẽ kích hoạt các thụ thể ho và gây ho. Bất kể khối u to hay nhỏ cỡ nào thì chỉ cần nó xuất hiện, bạn đã bị ho dai dẳng mà không thể lý giải được nguyên nhân.
3. Đau họng dai dẳng
Khi thấy đau họng quá lâu mà chẳng thấy biến chuyển gì, mặc cho bạn có uống thuốc điều trị thế nào đi nữa, thì rất có khả năng bản thân đang mắc phải ung thư phổi. Cổ họng bạn sẽ luôn trong tình trạng khản đặc và đau rát, nuốt thứ gì cũng đau và gây cản trở sinh hoạt.
Ngoài việc gây đau họng, ung thư phổi còn làm bạn gặp phải một số dấu hiệu như:
- Cảm giác như có khối u ở họng.
- Ho ra máu, khó thở.
- Hơi thở hôi dù đã đánh răng sạch sẽ.
- Khàn giọng đến mất tiếng khi nói nhiều một chút.
4 . Ra nhiều đờm, đôi khi có máu
Đi kèm với triệu chứng đau họng, bệnh nhân ung thư phổi cũng hay ra đờm hoặc ho có đờm. Nếu bệnh trở nặng thì có người còn khạc ra đờm chứa máu, khàn tiếng và mất giọng. Triệu chứng này nặng hơn về đêm, tái phát nhiều lần vì các thuốc chữa cảm cúm và ho thông thường chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời.
Ho ra máu luôn là tín hiệu báo động sức khỏe đang "khốn đốn" lắm rồi, chưa kể là ung thư phổi. Có đờm khi cảm cúm là chuyện bình thường, nhưng khi đờm ra nhiều hơn và có lẫn máu thì đó không còn đơn giản nữa.
6 cách đơn giản để phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ hút thuốc: Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi mà hầu hết mọi người đều biết, kể cả hầu hết những người vẫn sử dụng nó mỗi ngày cũng đều biết.
Hạn chế uống rượu, bia: Cũng giống như thuốc lá, rượu và bia cũng là những nguyên nhân dẫn trực tiếp đến bệnh ung thư phổi.
Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chính là các loại rau, củ, quả, hạt… cung cấp cho cơ thể ta một cách tự nhiên nhất hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cơ thể tăng cường được sức đề kháng để chống lại các yếu tố gây ung thư phổi.
Tránh các loại khí độc: Tiếp xúc với các khí thải từ các phương tiện giao thông có thể làm tổn hại đến cổ họng ADN, gia tăng nguy cơ bị mắc phải ung thư.
Thường xuyên tập thể dục, thể thao: Tập thể dục thể thao chính là phương thức tối ưu nhất cho bất cứ loại bệnh nào, đặc biệt là đối với những căn bệnh hiểm nghèo cần phải ngăn ngừa như ung thư.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Việc ăn uống điều độ, rèn luyện vận động cơ thể thường xuyên… chính là một trong những thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp cho bạn có sức đề kháng tốt và ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....