1. Môi nhợt nhạt, không tươi

Những người có đôi môi nhợt nhạt lâu ngày thường là do khí huyết trong cơ thể bị thiếu hụt nên gây ảnh hưởng tới dạ dày. Nếu ruột và dạ dày làm việc kém, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn sẽ không luân chuyển tốt. Điều này sẽ làm máu lưu thông kém, khiến môi có màu sắc nhợt nhạt hơn. Lúc này, bạn cần chủ động bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt để cung cấp máu cho cơ thể như cá, thịt bò, trứng...

2. Môi đỏ sẫm

Thường thì môi sẽ có sắc tươi sáng, hồng hào nhưng nếu thấy môi có màu đỏ sẫm hoặc tím bầm thì khả năng cao nội tiết tố của bạn đang bị rối loạn. Những người có triệu chứng nặng hơn còn thấy dịch nhầy ở mắt, miệng khô và khát nước liên tục, đi tiểu ra nước đái vàng sẫm hoặc bị táo bón.

Để điều hòa nội tiết tố ổn định, bạn nên chủ động cắt giảm những món dễ gây kích thích. Đồng thời, hãy uống trà hoa cúc, bồ công anh hoặc nước ngô để giải tỏa cơ thể, từ đó sẽ giúp duy trì giấc ngủ tốt hơn.

3. Môi có màu đen hoặc tím

Môi có màu đỏ tím hoặc hơi tối đen phần lớn là do cơ thể bị lạnh. Những người bị thiếu hụt tỳ vị, dạ dày sẽ bị tăng độ ẩm và làm sắc môi cũng sậm hơn.

Nếu thường xuyên ăn đồ đậm vị, hay ăn đồ lạnh, ăn uống không điều độ hoặc có thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya thì nên sửa ngay để tránh gây ảnh hưởng đến màu môi. Từ lối sống sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến sắc tố môi kém tươi tắn, có màu đen hoặc tím.

4. Môi nứt nẻ, bong tróc

Nếu cơ thể thiếu các loại vitamin như vitamin B2, hoặc thiếu các chất dinh dưỡng như kẽm thì môi thường sẽ dễ bị nứt nẻ và bong tróc. Bạn có thể ăn thêm trái cây và rau xanh để bổ sung đầy đủ vitamin. Hãy nhớ không dùng lưỡi liếm môi, vì môi rất dễ bị khô, liếm môi chỉ khiến môi ngày càng khô hơn.