4 bệnh người già dễ mắc vào mùa lạnh
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Hà Nội, người cao tuổi thường bị suy giảm chức năng hoạt động hệ tim mạch, hệ miễn dịch kém. Đây là nguyên nhân khiến người già dễ bị mắc bệnh.
"Khi thời tiết thay đổi, số bệnh nhân đến viện khám tăng 20% so với ngày thường", bác sĩ cho biết. Trong đó, 30% bệnh nhân gặp các vấn đề về hô hấp, 35% bệnh liên quan đến tim, 25% xương khớp và những bệnh khác.
Người già sức đề kháng thấp nên hầu hết đều mắc nhiều bệnh cùng lúc. Nguy cơ xảy ra biến chứng cũng cao hơn người trẻ.
Dưới đây là 4 bệnh người lớn tuổi dễ mắc trong mùa lạnh.
Các bệnh về cơ, xương, khớp
Viêm khớp gối xuất hiện thường xuyên nhất. Thời tiết lạnh, sự tuần hoàn của các mạch máu đi nuôi cơ thể kém hơn, các khớp gối dễ bị sưng nề gây khó khăn trong việc vận động, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang... Ngoài ra, người già dễ bị cứng khớp, khó cử động khớp cổ tay, bàn tay, cổ chân. Để giảm đau, cần xoa bóp nhẹ nhàng và thường xuyên vận động.
Đau lưng ở người già có thể là dấu hiệu báo trước những ngày thời tiết chuyển mùa sắp đến. Người già thường xuyên bị đau lưng, khi thời tiết lạnh thường sẽ đau dai dẳng hơn. Nếu cơn đau liên tục, không dứt, dữ dội, người nhà nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để điều trị. Nếu nhẹ, chỉ cần xoa bóp để cải thiện.
Các bệnh về hô hấp
Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết của mùa lạnh, dễ bị các bệnh như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, hen, viêm phổi.. Người hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu, bia nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Biểu hiện là ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè...
Viêm mũi họng gây ra những cơn ho, có thể gây đau. Lâu dài dẫn đến bệnh viêm họng mạn tính hoặc viêm mũi mạn tính, viêm xoang.
Viêm phế quản, viêm phổi rất nguy hiểm với người già bởi dấu hiệu lâm sàng không đặc trưng. Nhiều trường hợp bị cảm, cúm có thể dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp nặng. Bác sĩ khuyến cáo gia đình cần chủ động tiêm phòng cúm cho người gia vào mùa đông.
Các bệnh về tim mạch, huyết áp
Người già dễ bị cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.
Đau tim thường gặp ở người ngoài 50 tuổi. Các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực, thở dốc và đau ở lưng, vai, hoặc cổ. Nguy cơ có thể thấp hơn nếu bạn có cân nặng vừa phải, không hút thuốc và tập thể dục thường xuyên.
Đột quỵ cũng là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Dấu hiệu của đột quỵ là bị choáng đột ngột hoặc tê trên mặt, cánh tay và chân. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột, bất tỉnh. Tránh nguy cơ đột quỵ bằng cách giữ huyết áp ổn định, lối sống khoa học, tập thể dục và không hút thuốc lá.
Nhiễm trùng
Người cao tuổi, sức đề kháng kém và hệ miễn dịch thấp hơn. Dấu hiệu của nhiễm trùng như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt, ớn lạnh, đau nhức... Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, phân, tình dục, ăn uống, tiếp xúc bằng miệng.
Phổ biến là nhiễm trùng đường tiết niệu, da, hô hấp, âm đạo... lâu dài dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tính mạng. Người nhà cần chống nhiễm khuẩn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, giữ ẩm, uống nước đầy đủ cho người cao tuổi.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....