4 bài thuốc dân gian chuyên trị 'viêm mũi dị ứng thời tiết' cực hiệu quả
Nội dung bài viết
Khí hậu biến đổi chính vì vậy thời tiết ngày càng trở nên thất thường hơn bao giờ hết. Khi trời bắt đầu bước sang những ngày đông thì những người bị viêm mũi dị ứng sẽ là đối tượng đầu tiên biết trước. Những triệu chứng như khó thở, hắt hơi liên tục khiến cho viêm mũi dị ứng thời tiết trở thành cơn ác mộng.
Hãy cùng tìm hiểu hay nguyên nhân và cách trị viêm mũi dị ứng thời tiết ở bài viết dưới đây.
Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
Người bị viêm mũi dị ứng là người mẫn cảm với một trong những tác nhân thay đổi của thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, khói, lông động vật, phấn hoa, áp suất không khí, bụi, hóa chất... Sau khi chịu tác động của một hay nhiều những nhân tố trên thì mũi của người bệnh sẽ có triệu chứng sưng, viêm tấy, khó thở...
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng thời tiết
Một số tác nhân từ thời tiết có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm mũi như:
- Nhiệt độ, độ ẩm trong không khí và áp suất khí quyển
- Một số thành phần có trong không khí: nấm mốc, lông thú, phấn hoa...
Người trưởng thành và trẻ nhỏ là đối tượng chủ yếu bị viêm mũi dị ứng thời tiết. Người già là đối tượng hiếm khi bị viêm mũi dị ứng bởi thông thường nó sẽ phát triển thành viêm xoang luôn đối với đối tượng này.
Viêm mũi dị ứng do cơ địa
Yếu tố di truyền là nguyên nhân đầu tiên ta nghĩ đến khi nhắc tới viêm mũi dị ứng thời tiết bởi vì nó mà cơ địa rất dễ bị dị ứng với bất cứ thành phần nào. Đây cũng là nguyên nhân chiếm tỷ lệ phần trăm rất cao trong số những người mắc phải căn bệnh này. Bạn hãy cẩn thận với căn bệnh này nếu trong gia đình có người bị viêm mũi dị ứng thời tiết nhé.
Do quá mẫn cảm với các nhân tố bên ngoài
Những người bị viêm mũi dị ứng là đối tượng khi gặp phải mọi tác động về nhiệt độ sẽ khiến hệ hô hấp có những phản ứng quá mức gây ra viêm. Có thể họ đang ở trạng thái bình thường như người khỏe mạnh nhưng nếu ra ngoài hay thậm chí là ở trong nhà mà quá lạnh hay quá gió thì họ cũng sẽ sổ mũi hay hắt hơi ngay lập tức.
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng thời tiết
Những triệu chứng thông thường của viêm mũi dị ứng thời tiết khiến người bệnh hay nhầm lẫn với cảm cúm là:
- Ngứa mũi
- Hắt hơi
- Chảy nước mũi kèm theo dịch nhầy và loãng
- Nghẹt mũi đôi khi kèm theo nhức đầu, ngứa cổ họng và ho, mất khứu giác.
Những tình trạng bệnh lý đi kèm với bệnh viêm mũi dị ứng:
- Suyễn
- Khả năng tiếp thu trong học hành
- Rối loạn giấc ngủ gây uể oải.
Từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa thanh dịch, viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang mạn…
Theo một thống kê tại Úc có khoảng 80% người bị suyễn là người bị viêm mũi dị ứng. Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh sẽ rất khó để kiểm soát cơn hen suyễn. Vì vậy nếu điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả thì sẽ giảm được cơn hen.
Một số bài thuốc dân gian trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Gừng tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị chỉ đơn giản là một miếng gừng tươi với trọng lượng từ 3 đến 5 gam. Cho vào miệng nhai kỹ để các hoạt chất của gừng bay hơi, tác dụng kháng histamin của gừng sẽ làm cắt cơn hắt hơi.
Gừng tươi và tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết:
- Gừng có tác dụng cắt cơn hắt hơi nhanh gấp 15 lần so với cetirizin và 60 lần so với fexofenadin
- Nó không gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi.
Chữa viêm mũi bằng hạt rau hẹ
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này bao gồm thiên niên kiện và hạt rau hẹ với trọng lượng mỗi loại từ 3 đến 40 gam. Bạn đem giã nhuyễn hai loại với nhau và cho vào nồi nước đun sôi.
Khi nước đã sôi bạn lấy ra xông mũi như với hành và gừng. Khi chữa theo phương pháp này hiệu quả cũng không kém phần so với những bài thuốc Đông y theo dân gian khác.
Dùng cây cỏ hôi chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
Tên gọi khác của loài cỏ này là cây hoa ngũ sắc hay cây hoa cứt lợn. Cách tiến hành rất đơn giản, bạn dùng 100g cây cỏ hôi, rửa sạch và vắt lấy nước cốt.
Sau đó bạn lấy bông gòn thấm với nước cốt vừa thu được nhét vào lỗ mũi bị viêm với thời gian từ 15 đến 20 phút thì bỏ bông và hỉ mũi để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng lá ngải cứu
Cách 1: Buổi tối trước khi đi ngủ bạn dùng lá ngải cứu tươi hoặc khô để nấu nước ngâm chân từ 15 đến 20 phút. Phương pháp này có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, giảm ngạt mũi và giúp người bệnh có một giấc ngủ sâu hơn.
Cách 2: Đối với cách làm này bạn cần chuẩn bị 100g lá và ngọn non của cây ngải cứu rửa sạch và phơi dưới bóng râm để thu được lá héo. Việc tiếp theo là bạn dùng một miếng giấy nhỏ để cuộn lá ngải cứu tương tự như điếu thuốc và hơ các huyệt đạo từ vị trí số 1 đến vị trí số 5 trên đỉnh đầu. Để có thể thực hiện phương pháp này bạn cần biết chính xác các vị trí huyệt đạo cần hơ nhé.
Trên đây là bài viết tổng hợp những nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng thời tiết cũng như một số bài thuốc dân gian để chữa trị. Bạn có thể tham khảo trong quá trình chữa bệnh.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...