38 tuổi vào viện dưỡng lão để "chữa lành"
Yang, 38 tuổi sống tại Trung Quốc làm biên kịch phim truyền hình. Cô thường xuyên làm ngoài giờ đến khuya, áp lực phải liên tục sửa bản thảo, chờ nhận xét của cấp trên và gần như không có ngày nghỉ. Công việc kéo dài với cường độ cao khiến cô đổ bệnh, phải nhập viện suốt một tháng vào cuối năm ngoái. Các bác sĩ cảnh báo rằng cô cần phải nghỉ ngơi nếu không sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Yang chia sẻ: “Nằm trên giường bệnh và tiêu gần hết số tiền kiếm được để chữa trị, tôi nhận ra cuộc sống nên như thế nào”.
Sau đó, cô quyết định rời Bắc Kinh và trở về Đông Bắc Trung Quốc, tìm mọi cách để sống chậm lại.
Vì cha mẹ đều đã mất, Yang chọn sống trong viện dưỡng lão, trước tiên để được hồi phục sức khỏe, sau để chứng thực xem cuộc sống ở đây có buồn tẻ như mọi người nói không.
"Lúc đó, tôi muốn tìm một nơi có thức ăn, chỗ ở và chỉ muốn được nghỉ ngơi", cô chia sẻ.
Yang cho biết chỉ cần bỏ 2.000 tệ (khoảng 7 triệu đồng) mỗi tháng đã có chỗ ăn ngủ, một phòng riêng với bốn món ăn mỗi bữa. Ngày nào cũng đi ngủ sớm và dậy sớm, sống theo lịch trình đều đặn nên cô cảm thấy khỏe mạnh và nhiều năng lượng.
"Ban đầu tôi muốn tìm một nơi để dưỡng bệnh, không ngờ giờ lại yêu thích cuộc sống chậm ở đây", Yang nói.
Hàng ngày trôi qua nhẹ nhàng và không thiếu việc để làm, thông thường Yang đọc sách và viết. Những ngày nắng đẹp cô sẽ đi dạo ngoài trời. Vào buổi chiều mỗi ngày cô thích ở phòng cộng đồng để trò chuyện với người cao tuổi.
Trước kia Yang luôn vùi đầu vào công việc để kiếm tiền, cô luôn tâm niệm rằng trọng tâm và ý nghĩa trọn vẹn của cuộc đời là công việc.
Sau những ngày tháng ở viện dưỡng lão, cô học được cách không nghĩ quá nhiều về tương lai và chỉ sống trọn vẹn trong hiện tại.
Viện dưỡng lão nơi Yang đang sống có diện tích 100.000 m2, gồm 5 tòa nhà thang máy và khuôn viên rộng rãi. Người phụ trách cho biết ở đây không giới hạn đặc biệt về độ tuổi hay thể chất đối với việc tiếp nhận người vào ở. Hiện tại viện dưỡng lão có hơn 520 người, già nhất là 102 tuổi, trẻ nhất là Yang.
Do giá cả ở địa phương thấp và được trợ cấp của chính phủ nên chi phí ở đây tương đối rẻ, dao động từ 1.300 đến 2.300 tệ. Ngoài việc cung cấp các tiện nghi cơ bản như TV và phòng tắm, ở đây còn có phòng vẽ tranh và thư pháp cũng như phòng thể dục, trị liệu.
Video về cuộc sống của Yang lan truyền đã nhận được sự đồng tình của nhiều người. "Bạn đã truyền cảm hứng cho tôi không cần phải mua nhà hay quá tham vọng. Tôi cũng sẽ sống trong viện dưỡng lão", "Thời đại này có quá nhiều người sống mệt mỏi. Tôi ghen tỵ với việc bạn có thể rời đi", một số người chia sẻ.
Trong khi nhiều người tuyên bố rằng họ lấy cảm hứng từ trải nghiệm của Yang, một số khác lại gọi câu chuyện của cô là lời cảnh báo về văn hóa làm việc quá sức ở Trung Quốc và cách nó có thể đẩy mọi người đến chỗ kiệt sức khi còn khá trẻ.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...