Trái cây giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bác sĩ y học Trung Quốc Kang Zhixun thẳng thắn cho rằng trái cây dù tốt đến mấy nhưng có một số người lại không nên tiêu thụ nhiều nếu không sẽ gây hại cho cơ thể. 

Chẳng hạn như lê, táo rất ngọt và ngon, người khỏe mạnh ăn có thể thỏa mãn cơn đói và nhận được nhiều lợi ích. Nhưng với những người gặp vấn đề sức khỏe nên cẩn thận với đường trong trái cây vì nó có thể biến thành “chất độc” gây hại cho họ. 

Dưới đây là 3 trường hợp mà theo bác sĩ Kang Zhixun không nên ăn trái cây, nên chờ đến khi khỏe mạnh mới sử dụng. 

1. Khi bạn bị cảm lạnh

Nếu cổ họng của bạn dễ có đờm thì trước tiên đừng ăn bất kỳ loại trái cây nào. Bất kể lượng fructose là bao nhiêu, nó sẽ kích thích sản xuất đờm ở một mức độ nhất định và làm trầm trọng thêm cảm giác khó chịu khi bị cảm lạnh.

Ăn trái cây không đúng thời điểm có thể gây tổn hại sức khỏe. (Ảnh minh họa)

2. Khi mắc bệnh mãn tính

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và nếu việc kiểm soát lượng đường trong máu không ổn định, bạn nên giảm việc ăn trái cây hàng ngày. Có thể từ từ giảm từ một quả mỗi ngày xuống còn nửa quả, hoặc thậm chí tạm thời ngừng ăn trái cây trước mà bổ sung nhiều rau để lấy chất dinh dưỡng.

3. Béo phì

Khi vòng eo trên 90 cm đối với nam và trên 80 cm đối với nữ, điều đó cho thấy khả năng dư thừa mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Nếu tỷ lệ mỡ trong cơ thể trên 30% và chỉ số BMI trên 24 thì rất có thể bạn đang rơi vào vấn đề béo phì.

Với những người ngày cũng nên tiêu thụ tối đa nửa quả táo vào buổi trưa mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều trái cây giàu đường.