Măng tươi

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ.

Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan. 

Ngoài ra, măng tươi còn có thể ảnh hưởng đến dạ dày nếu ăn quá nhiều trong một thời gian dài.

Ảnh minh họa: Internet

Các bác sĩ cho biết việc ăn măng có độc hại và nguy hiểm hay không cũng còn tùy thuộc vào cách chế biến và sử dụng mọi người. Để tránh nguy cơ ăn măng đau dạ dày, bạn cần tránh những thói quen xấu sau:

Luộc măng sơ qua: Trong măng có nhiều độc tố cyanide, khi tiến vào cơ thể thì các enzyme của đường tiêu hóa sẽ tương tác và biến thành axit cyanhydric (HCN), gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Vì vậy, khi nấu măng chúng ta phải luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại măng rất nhiều lần với nước.

Không nên ăn măng tươi thường xuyên: Theo nhiều nghiên cứu, trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại nhiều chất xơ. Bởi thế, ăn quá nhiều măng sẽ khiến chất xơ trong cơ thể bị dư thừa, dễ gây ứ đọng và bít tắc ruột sinh học.

Măng ngâm giấm, ăn xổi: Nhiều gia đình Việt hay có thói quen ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy nhiên, do độc tố cyanide trong măng có thể gây hại cho sức khỏe nên việc ngâm măng cần đủ thời gian để măng ngả sang vàng và dậy mùi chua. Nếu ngâm măng trong giấm mà chưa vàng và có vị chua thì lúc này vẫn có nguy cơ gây độc cho cơ thể người ăn.

Trái cấy sấy khô

Trái cây sấy khô có cả mặt tốt và mặt xấu tương tự như các loại thực phẩm khác. Trái cây sấy khô có thể tăng cường lượng chất xơ và chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, trái cây sấy cũng chứa nhiều đường và calo, và có thể gây ra vấn đề khi ăn quá mức.

Ảnh minh họa: Internet

Trái cây khô thường có hàm lượng đường rất cao, gây hại cho gan. Đặc biệt, trái cây sấy khô có hàm lượng đường fructoza cao, là một loại đường không phân hủy trong cơ thể theo cách như các loại đường khác, kết quả phân hủy này có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm gan và gan nhiễm mỡ.

Thịt

Thịt chứa một lượng protein đáng kể. Protein rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và sức khỏe của cơ bắp, nhưng chuyển hóa nó là một trong những công việc khó khăn nhất mà thận phải làm.Một chế độ ăn giàu protein từ động vật cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận. Vì những lý do đó, chế độ ăn giàu protein không được khuyến nghị cho những người mắc bệnh thận.

Ảnh minh họa: Internet

Thịt, đặc biệt là thịt nội tạng như gan, cũng có nồng độ purin cao. Purin kích thích sản xuất axit uric, một chất thải thường được thận xử lý. Quá nhiều sẽ là quá sức và có thể gây ra sỏi.