3 thời điểm bà bầu không nên ăn sữa chua

Khi đói

Sữa chua chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian mang thai, chị em có thể ăn loại thực phẩm này. Tuy nhiên, ăn sữa chua vào lúc đói sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Sữa chua chứa lượng axit lớn, ăn vào lúc bụng rỗng sẽ khiến dạy dày của mẹ bầu bị tổn thương và gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, khi đói, cơ thể mẹ sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng có trong sữa chua. Đây là một thiệt hại lớn đối với cả mẹ và bé.

Ăn sữa chua ngay sau bữa chính

Nhiều người suy nghĩ rằng, ăn sữa chua sau bữa cơm sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, khi vừa ăn no, dạ dày cần một khoảng thời gian nhất định để tiêu hóa bớt lượng thực ăn bạn vừa nạp vào. Nếu ăn sữa chua vào lúc này, mẹ bầu có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu và không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng của các thực phẩm.

Khi mẹ cảm thấy khó chịu, em bé trong bụng cũng sẽ không thoải mái. Do đó, hãy tránh ăn sữa chua vào thời điểm này nhé.

Ăn ngay trước khi ngủ

Ăn sữa chua ngay trước khi ngủ sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn làm mẹ cảm thấy nhanh đói bụng hơn và khó có thể ngủ ngon giấc.

Bên cạnh đó, axit trong sữa chua có thể ảnh hưởng đến men răng của mẹ bầu. Do đó, đây không phải là thời điểm thích hợp để ăn sữa chua.

Bà bầu nên sữa chua vào lúc nào để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé?

Sau khi ăn trưa từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ

Ăn một hộp sữa chua vào thời điểm này giúp mẹ tránh căng thẳng, mệt mỏi vào buổi chiều. Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B trong sữa chua.

Sau khi ăn tối từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ

Từ buổi tối đến nửa đêm là thời gian hàm lượng canxi của cơ thể xuống thấp nhất. Bổ sung sữa chua vào lúc này là thời gian lý tưởng để cơ thể hấp thụ canxi, tốt cho cả mẹ và bé.