Cho đến bây giờ Hân mới nhận ra sâu sắc rằng hạnh phúc lớn nhất của một đời người là có một người bạn yêu đồng thời yêu bạn.

May mắn thay, Hân có điều này nhưng cũng lại thật không may khi đó chỉ là chuyện “đã từng”.

Từ nhỏ Hân do một tay bà ngoại nuôi. Mãi đến năm 11 tuổi, cô mới được ở bên bố mẹ. Có lẽ vì để bù đắp 10 năm không ở bên con gái nên bố mẹ rất nuông chiều Hân. Họ đối với cô con gái nhỏ này đáp ứng tất cả mọi thứ, miễn là Hân thấy vui.

Nhưng những tháng năm hạnh phúc cũng không kéo dài được lâu. Năm Hân 15 tuổi thì bố mẹ ly dị, cô đi theo mẹ. Hân nhớ những năm tháng đó cuộc sống không tốt lắm. Mẹ Hân thường “rửa mặt” bằng nước mắt mỗi đêm. Bà luôn trông rất buồn nhưng bất lực, không thể làm gì khác.

Có lẽ những gì đã trải qua dẫn đến đời sống hôn nhân sau này của Hân cũng không mấy tốt đẹp. Ở Hân nảy sinh tâm lý luôn mong muốn được chăm sóc, lúc nào cũng cực kỳ nhạy cảm, mỗi khi có người khác thể hiện sự thù ghét mình, cô sẽ hoảng loạn và dường như trở lại thời gian ảm đạm đó. Trái tim vừa sợ hãi vừa buồn.

Mãi cho đến khi gặp anh, bóng đen tâm lý của cô mới được cải thiện.

Chồng Hân là một người đàn ông cực kỳ hiền lành và chu đáo. Bất kể cô ở đâu, anh cũng sẽ sử dụng tất cả khả năng của mình để bảo vệ cô thật tốt. Ngay cả sau khi kết hôn, sự chăm sóc chu đáo của anh chưa từng thay đổi, đã làm ấm trái tim cô.

Hân nghĩ mình sẽ mãi hạnh phúc như thế cho đến khi nhận ra khả năng của con người là có hạn, dù anh có cố gắng đối xử tốt với cô đến đâu thì cũng có lúc không thể chu toàn. Chồng Hân, xét cho cùng, anh còn phải gánh vác chi phí của một gia đình trên vai, mà Hân chỉ là một phần của gia đình ấy.

Hơn nữa, nếu trong một mối quan hệ mà chỉ có một bên chủ động thì cuộc sống sẽ rất mệt mỏi.

Bất cứ khi nào Hân và chồng xảy ra mâu thuẫn, anh sẽ luôn là người nhượng bộ trước. Hân dường như đã quen với sự thỏa hiệp của chồng, thế nên càng được dỗ dành nhiều, cô càng hy vọng mỗi khi mâu thuẫn phát sinh, chồng sẽ là người chủ động nhận lỗi.

Chiều quá hóa hư, về sau Hân hay vô lý gây rối, cuối cùng làm chồng cô tức giận. Trong gần 2 tuần, họ không nói với nhau 1 từ. Hân bắt đầu cảm thấy mất mát, cho rằng tình yêu ban đầu chồng dành cho mình đã không còn vẹn nguyên nữa. Cô bàng hoàng sợ hãi. Nếu “chiến tranh lạnh” chỉ xảy ra 1 lần thì cuộc hôn nhân còn có vẻ vẫn  tốt, nhưng sau đó lại xảy ra lần 2, lần 3, lần 4 thì có lẽ sắp "toang" rồi.

Vào thời điểm đó, Hân rất sợ mất chồng, nhưng cũng bị ám ảnh sâu sắc bởi những điều nhỏ nhặt xảy ra trong gia đình. Cho đến sau này, cô đã gặp người đàn ông đó.

Người đàn ông đó mang lại cho Hân hy vọng mới cho tình yêu. Cùng với anh ta, cô thực sự hạnh phúc.

Hân đã mượn 3 ngày trong 1 chuyến công tác để ở với nhân tình. Và 3 ngày sau đó, khi trở về nhà, Hân có cảm giác như cả thế kỷ đã trôi qua. Sau khi nhìn chồng một lần nữa, cô có cảm giác kỳ lạ.

Chỉ 3 ngày, vậy mà làm cho tôi dần dần quên đi chồng.

Cuối cùng trải nghiệm này cũng không thể giấu giếm bao lâu. Sau khi biết chuyện, chồng Hân cùng tức giận, bất luận thế nào cũng phải ly hôn với cô.

Mà Hân cũng không thể ở bên nhân tình sau khi ly hôn.

Nhiều năm sau, Hân hoàn toàn hiểu rằng có lẽ cảm giác luôn thiếu thốn tình yêu trong cô đã dẫn đến cô không thể chịu đựng được một chút bỏ bê. Có lẽ chồng Hân cũng chỉ nhất thời tức giận với cô. Sau tất cả, anh là người luôn quan tâm chăm sóc và dành nhiều tình yêu nhất cho Hân. Đáng lẽ cô nên tận hưởng hơn là nghi ngờ và đòi hỏi một tình yêu điên cuồng.

Kết quả là, khi một người đàn ông khác xuất hiện trong cuộc sống của Hân và bắt đầu cung cấp cho tôi sự quan tâm chăm sóc, cô dễ dàng chuyển tình cảm của mình với chồng sang anh ta.

Có lẽ, đối với loại người có tính cách như Hân, không xứng đáng với tình yêu.

Vì vậy, bây giờ Hân rất hối hận. Cô  và chồng không có nhiều mâu thuẫn, nhưng đã làm điều vô cùng có lỗi với anh. Nếu có một cơ hội để bắt đầu lại, Hân nghĩ mình sẽ yêu người ấy thật tốt, sẽ biết trân trọng gia đình.