Da là cơ quan ngoài cùng và lớn nhất của cơ thể con người, nó không chỉ có vai trò bảo vệ các mô cơ thể mà còn có tác dụng giải độc, ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập và duy trì thân nhiệt.

Không chỉ thế, làn da còn như một “tấm gương soi” bên trong cơ thể bởi nếu các cơ quan nội tạng xuất hiện vấn đề, đều sẽ ảnh hưởng tới làn da. Thậm chí nếu cơ thể mắc phải ung thư cũng có thể gây ra những thay đổi bất thường trên làn da.

3 dấu hiệu trên da cảnh báo ung thư 

Vàng da

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng vàng da là dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng. Vậy nhưng vàng da có thể không phải chỉ đơn giản là suy dinh dưỡng mà nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư.

Còn có một loại ung thư khác cũng có thể gây vàng da đó là ung thư tuyến tụy. Ảnh minh họa: Internet

Nếu ung thư xảy ra ở gan và túi mật có thể làm suy giảm chức năng gan, gây rối loạn bài tiết mật và chuyển hóa bilirubin. Một lượng lớn bilirubin sẽ di chuyển theo hệ tuần hoàn máu và tích tụ ở da gây ra hiện tượng viêm màng cứng, vàng da, màu sắc của phân và nước tiểu cũng bị thay đổi.

Ngoài ung thư gan và túi mật, còn có một loại ung thư khác cũng có thể gây vàng da đó là ung thư tuyến tụy. Mặc dù tuyến tụy không phải là cơ quan chuyển hóa bilirubin và tiết mật nhưng phía trên nó có một ống mật chủ đi qua. Khi ung thư tuyến tụy phình to và chèn ép các ống dẫn mật, nó gây trở ngại cho quá trình bài tiết mật, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ống mật và gây nên vàng da.

Ngứa ngáy không rõ nguyên nhân

Đa phần nguyên nhận của ngứa da là do các kích ứng từ bên ngoài như muỗi đốt, dị ứng hoặc nhiễm các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa da kéo dài dai dẳng và lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân, dù cho đã cải thiện chế độ ăn uống, dùng thuốc điều trị, tắm rửa nhưng vẫn không thuyên giảm thì rất có thể nguyên nhân liên quan tới ung thư.

Tình trạng ngứa da kéo dài dai dẳng và lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân, rất có thể liên quan tới ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Như đã nói ở trên, một số bệnh ung thư sẽ kèm theo triệu chứng vàng da, đồng thời với nó, quá trình chuyển hóa muối mật cũng bị suy giảm. Chúng tích tụ một lượng lớn trong cơ thể và liên tục kích thích các dây thần kinh ngoại biên của da, gây ngứa ngáy.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển ung thư, các tế bào ung thư sẽ liên tục tiết ra một số chất hóa học, các chất này cũng có thể kích thích các dây thần kinh ngoại vi và gây rối loạn cảm giác, ngứa dai dẳng.

Nốt ruồi có thay đổi

Thông thường, kích thước và màu sắc của nốt ruồi trên bề mặt cơ thể sẽ không thay đổi. Nhưng nếu các nốt ruồi đột nhiên có thay đổi bất thường, như đường kính nốt ruồi to lên nhanh chóng, bề mặt trở nên không đồng đều, thô ráp và xuất huyết, có dấu hiệu đau nhức, màu sắc không đồng nhất, ... thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh u hắc tố ác tính. Đây là một trong những bệnh ung thư da nguy hiểm và cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra, chữa trị lập tức.

nNu các nốt ruồi đột nhiên có thay đổi bất thường, như đường kính nốt ruồi to lên nhanh chóng, bề mặt trở nên không đồng đều... dấu hiệu của bệnh u hắc tố ác tính. Ảnh minh họa: Internet

Nhìn chung, nếu muốn sớm phát hiện bệnh ung thư thì cần phải chú ý những triệu chứng bất thường trên cơ thể. Nếu trên da xuất hiện những triệu chứng kể trên, đặc biệt là vàng da thì tuyệt đối không nên bỏ qua. Dù cho có thể không liên quan đến ung thư thì nó cũng báo hiệu sự xuất hiện của những căn bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể.

Mẹo phòng chống ung thư hiệu quả hiện nay

Nếu ung thư di truyền trong gia đình bạn hoặc bạn có thể trạng kém có thể mắc một căn bệnh ung thư nào đó, thì điều quan trọng là hãy chú ý đến các yếu tố nguy cơ.

Chủ động và lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển ung thư. Một số cách bạn có thể thực hiện bao gồm:

Tập thể dục thường xuyên: Tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên và vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư của bạn ít nhất 30%.

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: đó là một chế độ ăn ít chất xơ, ít hoặc không có thịt đỏ và nhiều trái cây, rau quả tươi. Bạn cũng có thể hấp thụ chất béo nhưng cần chắc chắn rằng đó là những loại chất béo lành mạnh.

Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư của bạn thêm 30%.

Hạn chế sử dụng rượu: Mức uống vừa phải là có thể chấp nhận được. Một loại đồ uống mỗi ngày đã được tìm thấy nhằm giảm thiểu một số rủi ro về sức khoẻ, bao gồm cả nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Không hút thuốc kết hợp với uống rượu: Hút thuốc kết hợp với rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đối với ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác.

Hút thuốc kết hợp với rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Duy trì khám phụ khoa thường xuyên: Điều này bao gồm cả các xét nghiệm Pap smears và mammograms. Pap smear là công cụ sàng lọc duy nhất cho bệnh ung thư, nhờ nó mà đã có thể giảm số ca tử vong do bất kỳ loại ung thư nào trên thế giới. Chụp X quang tuyến vú thường nên bắt đầu từ 35 đến 40 tuổi.

Thực hiện khám vú hàng tháng: Nếu việc này được bắt đầu sớm thì có thể sẽ giảm được khả năng mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, ít nguy hiểm hơn.

Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn trong bất kì trường hợp nào bạn phải ra ngoài trời. Hạn chế ở ngoài trời vào giữa ngày.

Quan hệ tình dục an toàn: Luôn luôn sử dụng bao cao su trừ khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng!