2 loại rau rẻ tiền được mệnh danh là ‘vua bao tử’, phụ nữ ăn mỗi ngày sẽ khiến dạ dày khỏe, tiêu hóa tốt và sống thọ vượt bậc
Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày và đường ruột lại thường có cơ thể gầy gò, mệt mỏi. Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau.
Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên. Không những vậy, khi dạ dày không khỏe mạnh, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn.
Nói đến bồi bổ dạ dày thì phải nói đến các loại rau mệnh danh là "vua bao tử" (tốt cho bao tử). Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ đến khoai mỡ, tuy nhiên đây lại là loại rau mất nhiều công sức chế biến, hơn nữa có nhiều người bị dị ứng với loại rau này.
Theo Sohu (TQ), có 2 loại rau được bán quanh năm, giá thành rẻ lại có tác dụng bồi bổ dạ dày đó là bắp cải và đậu bắp. Nếu ăn thường xuyên 2 loại rau này có thể làm khỏe dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời kéo dài tuổi thọ.
1. Rau bắp cải
Bắp cải được mệnh danh là vua của các loại rau. Theo Heathline, trong 89g bắp cải có chứa 22 calo, 1g đạm, 2g chất xơ... cùng nhiều vitamin K, C, folate...
Điều đáng nói là hàm lượng canxi trong bắp cải cao nhất trong các loại rau. Hàm lượng canxi trong một cốc nước ép bắp cải có thể tương đương với một cốc sữa, vì vậy người ăn bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu canxi.
Loại rau giòn này còn chứa đầy chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột, một loại carbohydrate không thể bị phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên.
Lượng chất xơ thô của bắp cải còn có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của dạ dày và ruột. Do đó, ăn bắp cải có thể tốt cho dạ dày và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa táo bón.
Những điều kiêng kỵ khi ăn bắp cải
Vì bắp cải chứa nhiều chất xơ thô, giòn cứng nên đối với một số bệnh nhân có chức năng tiêu hóa kém và bị viêm dạ dày mãn tính thì không ăn bắp cải sống, tốt nhất nên ăn bắp cải đã nấu chín mềm.
Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn. Bắp cải không nên ăn cùng gan động vật vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
2. Đậu bắp
Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.
Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinogalactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ăn đậu bắp thường xuyên có thể giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng. Do đó, nếu đang bị táo bón, bạn nên bổ sung đậu bắp vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Mặc dù cả bắp cải và đậu bắp đều có tác dụng tăng cường sức khỏe cho dạ dày và tiêu hóa thức ăn nhưng khi ăn chúng cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ
Những điều kiêng kỵ khi ăn đậu bắp
Đậu bắp thích hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng vì đậu bắp chứa ít chất xơ thô nên một số chất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, vừa không ngon lại giảm dinh dưỡng. Tốt nhất không nên nấu đậu bắp quá chín mà chỉ cần chần qua nước là đủ.
Đậu bắp và bắp cải là những loại rau có mặt xung quanh chúng ta, rất tốt cho dạ dày. Ngoài bắp cải với đậu bắp, còn có rất nhiều loại rau tốt cho dạ dày như rau mồng tơi, bí đỏ, củ cải…
Những thực phẩm mà người mắc bệnh đau dạ dày nên tránh
- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như: chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt...
- Các loại nước trái cây có axit, nước có gas.
- Các loại gia vị có tính kích thích: như hành, tỏi, ớt, tiêu.
- Đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
- Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng: như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn, cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.
- Cũng cần tránh thực phẩm để quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng, phải để trở về nhiệt độ 25 - 30°C.
- Bệnh đau dạ dày cần kiêng đồ thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ (thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng...).
- Hạn chế ăn các loại nấm, dưa cà muối chua và măng vì rất gây hại dạ dày.
- Không uống cà phê, trà đặc và rượu bia vì đều có chứa chất gây kích thích hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày khiến dạ dày tổn thương nặng thêm.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...