Đầu tôm

Nhiều người cho rằng, đầu tôm là phần bổ dưỡng nhất nên thường cố gắng cho con ăn đầu, đặc biệt là phần ăn. Ăn gì bổ nấy, ăn mắt tôm cũng sẽ giúp bé sáng mắt. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Đầu tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Đây là nơi có chứa túi chất thải của con tôm. Đầu tôm còn có thể chứa ký sinh trùng, kim loại nặng không hề tốt cho sức khỏe.

Khi mua tôm, bạn nên chú ý phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển sang màu đen thì khả năng cao đã nhiễm các chất độc hại, trong đó có cả asen.

Vỏ tôm

Nhiều mẹ vẫn tin rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi, tốt cho xương và sự phát triển chiều cao của con. Tuy nhiên, vỏ tôm không chứa canxi như các mẹ nghĩ. Thành phần chính trong vỏ tôm là kitin, một dạng polymer tạo nên vỏ của các loại giáp xác. Vỏ tôm vốn rất khó tiêu hóa nên cho bé ăn càng không tốt, dễ gây hóc.

Lưu ý khi cho trẻ ăn tôm

Tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng nên mẹ có thể cho bé ăn từ lúc 7 tháng tuổi trở đi. Khi mới bắt đầu, mẹ nên cho bé thử từng ít một để làm quen cũng như tìm hiểu xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm này hay không.

Bé từ 7-12 tháng tuổi có thể ăn 20-30 gram tôm/ngày (chỉ tính phần thịt tôm). Mẹ có thể nấu tôm với bột hoặc cháo. Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3-4 bữa, 1 bữa/ngày.

Trẻ từ 1-3 tuổi có thể ăn 30-40 gram thịt tôm/ngày, 1 bữa/ngày.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể ăn 30-40 gram thịt tôm/ngày, ngày ăn 1-2 bữa.

Nếu thấy trẻ có biểu hiện bị dị ứng với tôm, mẹ nên cho bé ngừng sử dụng ngay lập tức. Nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Không nên cho bé ăn nhiều tôm chiên vì hàm lượng dinh dưỡng bị suy giảm (do chiên ở nhiệt độ cao), lượng chất béo không no lớn không có lợi cho sức khỏe của bé.

Chỉ nên mua một lượng tôm vừa đủ cho bé dùng trong vài ngày. Tích trữ quá nhiều sẽ khiến tôm thay đổi hương bị, mất chất.

Khi cho con ăn tôm, mẹ nên bóc bỏ vỏ, bỏ đầu và sợi chỉ đen ở lưng.