Sự việc xảy ra tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Bệnh viện Lộ Kiều ở tỉnh này đã tiếp nhận bệnh nhân là hai bà cháu. Khi vào viện, người bà liên tục kêu đau bụng, bị tiêu chảy. Tình trạng của người cháu cũng không khá hơn.

Theo lời người nhà bệnh nhân, buổi tối 2 bà cháu đã ăn món canh trứng cà chua còn thừa từ trưa. Không ngờ, thời tiết nắng nóng làm bát canh bị hỏng. Sau khi ăn, họ bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và phải đi cấp cứu.

Bác sĩ chẩn đoán họ bị viêm dạ dày ruột, một bệnh tiên quan đến nhiễm trùng tiêu hóa. Bác sĩ cho biết, canh trứng cà chua là món không nên để lâu.

Các thực phẩm không nên để lâu trong mùa hè

Hải sản

Các loại hải sản như cá, tôm, cua khi để lâu sẽ làm giảm lượng protein. Nếu hâm nóng nhiều lần sẽ gây biến chất, ăn vào sẽ gây tổn thương gan thận.

Nấm

Nấm cung cấp nguồn protein và khoáng chất dồi dào những cũng dễ bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Nếu không bảo quản đúng cách, nấm rất dễ bị biến chất.

Cơm

Gạo khi đã nấu thành cơm vẫn có khả năng chứa các bào tử vi khuẩn sống sót và có thể phát triển nếu để lâu trong điều kiện nhiệt độ phòng. Cơm nguội để thừa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Nếu ăn phải sẽ gây ra tiêu chảy, nôn mửa, viêm dạ dày ruột.

Nguyên tắc bảo quản thực phẩm mùa nóng

Cần nấu sôi lại thức ăn thừa và để nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Nên sử dụng các loại hộp đựng thức ăn có nắp đậy kín. Không để các loại thức ăn thừa lẫn lộn vào nhau.

Phải nấu sôi kỹ trước trước khi dùng lại. Tốt nhất chỉ nên ăn lại một lần sau đó.

Các món canh chỉ để trong tủ lạnh khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để trong tủ lạnh quá 3 ngày.

Tuyệt đối không sử dụng thức ăn đã có mùi ôi thiu hoặc thay đổi màu sắc.

Cần đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện như tiêu chảy cả chục lần trong ngày, mất nước, suy nhược cơ thể, sốt cao trên 38 độ C, đâu bụng, nôn mửa...