12 tác dụng của củ sâm đất cho bồi bổ và tăng cường sức khỏe
Cây sâm đất có mấy loại, đặc điểm, phân bố
Cây sâm đất là loài cây mọc hoang dã, thân thảo, có rễ mọc thành củ sâm đất. Đây là một loài dược liệu quý giá đối với sức khỏe, có thể sử dụng bào chế thành nhiều loại thuốc bổ. Lá cây dạng trái xoan, dài từ 5-7cm, có màu xanh lục, hoa thì nhỏ và có màu hồng. Cây sâm đất được trồng và mọc phổ biến ở khắp nước ta, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền núi.
Cây sâm đất nói chung và củ sâm đất nói riêng có thể lên tới 30 loại khác nhau, sau đây là một số loại phổ biến nhất:
Sâm Ngọc Linh: Loại củ sâm này chỉ được tìm thấy ở Việt Nam mà hiếm có xuất hiện trên thế giới. Sâm Ngọc Linh thường sống ở độ cao khoảng 1200 mét trên núi Ngọc Linh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Giá trị của sâm Ngọc Linh được đánh giá rất cao, nó còn đang được nghiên cứu để chữa bệnh ung thư.
Sâm Đương Quy: Đây là một trong những vị thuốc cực kỳ quen thuộc trong Đông y. Nó giúp bồi bổ sức khỏe và điều trị các bệnh về sinh lý vô cùng hữu ích. Đương quy còn được gọi là hồng sâm, có dược tính cao nên được rất nhiều người sử dụng.
Sâm cau: Sâm cau cũng là loại dược liệu quý giá và có giá trị kinh tế cao tương đương với sâm Ngọc Linh. Loại sâm này cực kỳ quý hiếm, được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…
Sâm quy đá: Sâm quy đá hay sâm đá, vân quy… là một loại sâm thuộc họ sâm đất. Sâm cau có tác dụng mạnh cho cánh mày râu thì sâm quy đá lại có dược tính tốt cho các chị em phụ nữ. Ngoài ra loại sâm này có thể giúp bồi bổ cho cơ thể suy nhược.
Hình ảnh củ sâm đất thường gặp
Củ sâm đất có tác dụng gì đối với sức khỏe?
1. Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe
Củ sâm đất là loại củ có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể. Nếu sử dụng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp phòng ngừa rất nhiều chứng bệnh khác nhau gây hại cho cơ thể. Trong củ sâm đất có chứa các loại chất dinh dưỡng như:
- Cacbohydrat
- Chất đạm
- Chất béo
- Natri
- Canxi
- Vitamin A
- Vitamin C
- Sắt
- Protein
- Pectin
2. Tăng cường chức năng của não bộ
Củ sâm đất có chứa các chất có khả năng ức chế sự oxy hóa của não bộ do bị stress, mệt mỏi, từ đó giúp não bộ thêm khỏe mạnh hơn. Ngoài ra củ sâm đất còn cung cấp các vitamin bổ dưỡng cho não, giúp não bộ có đủ oxy hoạt động và giúp mạch máu não lưu thông tốt hơn. Chất sắt có trong sâm đất có thể giúp cải thiện sức khỏe các mô não hiệu quả.
3. Giúp việc nhuận tràng tốt hơn
Củ sâm đất có chứa một lượng chất xơ hòa tan nhất định, điều này sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của bạn trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra các hợp chất chống oxy hóa có trong củ sâm đất sẽ giúp bảo vệ đại tràng và dạ dày khỏi các vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa.
4. Điều chỉnh lượng đường huyết luôn ổn định
Hàm lượng vitamin cao cùng với natri dồi dào sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết luôn ổn định, nhất là đối với người bị chứng cao huyết áp. Thành phần dinh dưỡng cao trong củ sâm đất sẽ có tác dụng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa lại, chuyển hóa tinh bột thành các dạng đường đơn giản mà không ảnh hưởng tới huyết áp.
5. Giảm nồng độ cholesterol trong máu
Chất xơ hòa tan trong củ sâm đất sẽ giúp cơ thể ngăn chặn việc hấp thụ cholesterol xấu có hại cho sức khỏe và hệ tim mạch nói chung. Đây là một tác dụng tuyệt vời của củ sâm đất mang lại cho cơ thể.
6. Ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư
Do hoạt chất chống oxy hóa cao có trong củ sâm đất, điển hình là pectin, sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt các gốc tự do gây hại. Các vitamin A và C cũng là chất đóng vai trò chống oxy rất tốt mà bạn không nên bỏ qua trong củ sâm đất.
7. Giảm thiểu các bệnh về tim mạch
Việc củ sâm đất giúp kiểm soát lượng đường huyết và cholesterol trong máu sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc đột quỵ và các bệnh tim mạch liên quan. Các hoạt chất chống oxy hóa và vitamin sẽ giúp bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn, nâng cao tuổi thọ.
8. Tính kháng khuẩn, chống viêm tốt
Hàm lượng pectin vô cùng cao trong củ sâm đất là một chất chống oxy hóa mạnh. Đi kèm với các vitamin A, vitamin C có trong sâm đất sẽ nâng cao khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt.
9. Giúp hồi phục cơ thể
Không chỉ riêng củ sâm đất mà các loại sâm nói chung đều có khả năng giúp hồi phục cơ thể sau quá trình suy nhược. Vitamin A và vitamin C dồi dào sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng sức đề kháng.
10. Giúp xương và răng thêm chắc khỏe hơn
Củ sâm đất có chứa lượng canxi nhất định, đây là chất rất cần cho sự phát triển của xương, giúp răng miệng thêm chắc khỏe hơn. Canxi cùng với các khoáng chất khác trong củ sâm đất sẽ đóng góp cho quá trình hình thành xương. Vậy nên củ sâm đất là rất cần thiết cho những người lớn tuổi hoặc những ai mắc bệnh loãng xương, bệnh xương khớp….
11. Cải thiện tình trạng thị lực
Hàm lượng vitamin A có trong củ sâm đất sẽ giúp cải thiện các vấn đề về thị lực và ngăn chặn chứng thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người lớn tuổi. Vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể và với sức khỏe của đôi mắt.
12. Hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày
Ngoài việc củ sâm đất có chứa lượng chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, các chất chống oxy như pectin, vitamin A, vitamin C và một vài hoạt chất khác sẽ giúp dạ dày chống lại vi khuẩn có hại, bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó giúp cơ thể phòng tránh được một số chứng bệnh nguy hiểm về dạ dày, thậm chí cả ung thư dạ dày.
Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng củ sâm đất
Bài thuốc chữa cao huyết áp: Sử dụng 12g củ sâm đất, lấy cả rễ và thân để đun với nước uống hàng ngày.
Bài thuốc bồi bổ khí huyết cơ thể: 20g sâm đất, hoài sơn, thục địa, ý dĩ, liên nhục mỗi loại 12g, đương quy, mạch môn, bạch truật mỗi loại 8g, táo nhân 6g, ngưu tất 8g. Tất cả nguyên liệu mang đi sắc thành thuốc uống hết trong ngày. Sử dụng cho đến khi cơ thể khỏe mạnh trở lại.
Rượu thuốc củ sâm đất chữa nhức xương khớp: 700g củ sâm đất tươi, 5 lít rượu trắng. Tất cả mang cho vào hũ thủy tinh có nút kín, để ngâm trong vòng 6 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 lần bằng chén hạt mít (khoảng 20ml)
Lưu ý khi sử dụng củ sâm đất để chữa bệnh
Sử dụng quá nhiều củ sâm đất trong một thời gian có thể khiến cơ thể bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy buồn nôn, ra nhiều mồ hôi.
Củ sâm đất có ảnh hưởng nhất định đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Vậy nên tốt nhất không cho 2 nhóm đối tượng này sử dụng củ sâm đất để bồi bổ hoặc chữa bệnh.
Những người đang bị bệnh rối loạn chức năng thận hoặc là bệnh gout mà đang điều trị bằng thuốc thì không nên sử dụng củ sâm đất. Bởi nó có thể làm mất đi tác dụng của thuốc điều trị và khiến bệnh lâu khỏi.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...