Phụ Nữ Sức Khỏe

Tinh dầu tràm chống cúm, ngừa viêm nhiễm

Tinh dầu tràm được lấy từ lá tươi của cây tràm - một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh dọc theo bờ biển và vùng Đồng Tháp Mười.

Cây tràm trà có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100%. Thành phần hóa học của dầu tràm khá phong phu, nhưng chỉ 2 hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol (1,8 - Cineol) chiếm 23-65% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol là chất lỏng trong suốt, không màu, mùi thơm nhẹ, thoảng mùi long não lẫn bạc hà, vị cay, không tan trong nước, hòa tan bất cứ tỷ lệ nào trong ethanol tuyệt đối, ether, dầu vaselin, dầu thảo mộc, acid acetic loãng.

Lá tràm, tinh dầu tràm sát khuẩn, chống cúm,  ngạt mũi.

Tinh dầu tràm có nhiều tác dụng: kháng nhiều chủng vi khuẩn, chống viêm và giảm đau, kháng histamin, chống co thắt phế quản, làm thông thoáng đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống đầy bụng và khó tiêu, chống phù nề, tăng cường quá trình tái tạo và làm liền vết thương... Theo dược học cổ truyền, lá tràm được dùng để chiết tinh dầu có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, vào hai đường kinh tỳ và phế, có công dụng hoạt huyết khu phong, an thần giảm đau, tiêu đờm sát trùng. Bởi vậy, tinh dầu tràm thường được dùng để phòng chống các chứng bệnh như:

Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho: có thể cho tinh dầu tràm hòa vào nước tắm hoặc dùng dầu tràm thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương... sau khi tắm, trước lúc ra ngoài trời lạnh và khi thời tiết thay đổi nhằm mục đích dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ, kể cả các bé sơ sinh. Bé được tắm nước có pha loãng tinh dầu tràm sẽ giúp cho cơ thể được ấm áp, chống cảm lạnh, ho và muỗi đốt vì loại côn trùng này rất sợ tinh dầu tràm. Cần chú ý rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé.

Chống viêm nhiễm: Tinh dầu tràm pha với dầu thầu dầu với tỷ lệ 5-10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà, có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà.

Chống các chứng đau: Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp bên ngoài làm nóng để chữa đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng. Cho 1 giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng.

Ảnh minh họa: Internet

Chống ho, làm long đờm, chữa chứng đầy hơi, chậm tiêu: Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi nhằm mục đích giảm ho, long đờm và làm thông thoáng đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Khi bị đầy hơi đau bụng, có thể dùng tinh dầu tràm xoa bụng và uống 1 cốc nước nóng có nhỏ vài ba giọt dầu tràm.

Chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu: Dùng bông gòn tẩm dầu tràm thoa trực tiếp lên da và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

Chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, thêm 1 giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự. Cần lưu ý tuyệt đối không được uống dung dịch này.

Trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân: Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Tóc giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Khi bị nấm bàn chân, dùng dầu tràm thoa vào vùng tổn thương.

Làm sạch và dưỡng da: Hàng ngày nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình trong 30 phút, mỗi tuần 2 lần. Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ để giúp cho da mềm mại và mịn màng. Ngoài việc làm sạch và dưỡng da, loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi một làm việc căng thẳng.

Lưu ý: Phụ nữ có thai và cho con bú không được sử dụng tinh dầu tràm.

Theo ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Giá đỗ - Món rau lý tưởng làm đẹp dáng

Đậu tương sau khi làm thành giá đỗ, dinh dưỡng càng thêm phong phú, trong đó – caroten tăng gấp...

Ăn những thực phẩm màu vàng này còn quý hơn nghìn viên thuốc bổ

Thực phẩm màu vàng như cà rốt, bí ngô, xoài... không chỉ thu hút bạn với sắc màu bắt mắt...

Món ăn vị thuốc tăng cường miễn dịch mùa dịch

Tiêu lốt, gừng, hoàng kỳ, tỏi nhiều tinh dầu, allicin có hoạt tính kháng khuẩn, tăng cường đề kháng, giúp...

12 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, bạn đừng quên ăn ngay hôm nay

Người bệnh có thể chủ động ngăn ngừa và phòng chống bệnh gan hiệu quả bằng cách bổ sung những...

Công dụng của rau diếp cá đối với sức khỏe còn ít người biết đến

Không chỉ là rau gia vị, diếp cá còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa các bệnh...

Cách dùng khoai tây chữa đau dạ dày cực an toàn và hiệu quả

Khoai tây được biết đến không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị...

Không chỉ là rau gia vị, ngò gai còn có những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe

Ngò gai là loại rau gia vị quen thuộc trong mâm cơm người Việt. Bên cạnh đó, ngò gai còn...

Tin mới nhất

Cứ hè đến là phụ huynh lại nhao nhao đăng ký cho con làm điều này: Chuyên gia cảnh báo,...

19 phút trước

Mẹ chồng phân biệt đối xử cháu nội cháu ngoại, tôi đưa cái vỏ bim bim cho con dặn dò...

21 phút trước

Dùng nước luộc thịt để luộc rau có tăng dinh dưỡng?

39 phút trước

7 việc cha mẹ có con thành công thường làm, điều thứ 4 ít ai ngờ đến

1 giờ trước

5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi

2 giờ trước

Đa nang buồng trứng có chữa được không và có sinh con được không?

3 giờ trước

Hướng dẫn cách tập cho bé ngủ giường đúng chuẩn và khoa học nhất

2 ngày 4 giờ trước

Cậu cả nhà Lý Hải 13 tuổi hệt 'bản sao' của bố, phủ sóng khắp TikTok vì vẻ ngoài lãng...

17/05/2024 12:18

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

17/05/2024 07:40

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình