12 kỹ năng cần thiết để dạy trẻ giao tiếp, giúp con lớn khôn mỗi ngày
Nội dung bài viết
- Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển của trẻ
- Người lớn lưu ý khi giao tiếp với trẻ em
- Kỹ năng cha mẹ cần trang bị cho con để dạy trẻ giao tiếp
- 1. Phát triển ngôn ngữ nói của trẻ
- 2. Phát triển ngôn ngữ cơ thể của trẻ
- 3. Mở rộng vốn từ vựng
- 4. Tập cho trẻ chủ động
- 5. Hãy tạo cho trẻ biết lựa chọn
- 6. Học có sự chỉ dẫn của bố mẹ, giáo viên
- 7. Hãy để cho con bạn tự quyết định
- 8. Làm mẫu cho bé bắt chước
- 9. Thêm những vật mới lạ
- 10. Dùng hình ảnh minh họa
- 11. Làm bình luận viên cho con
- 12. Tạo một môi trường cởi mở và thân thiện trong gia đình
- Giúp trẻ tự tin giao tiếp bằng cách tạo ra nhiều cơ hội để trẻ giao tiếp
- Một số trò chơi mà bạn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển của trẻ
Giống như người lớn, trẻ em giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể (cau mày, nụ cười), bằng hành động (ôm ấp vuốt ve hoặc đấm), bằng sự im lặng (gay gắt hoặc lạnh lùng), cũng như sử dụng ngôn từ (khó nghe hoặc không tốt).
Có thể nói một cách không quá cường điệu là dạy trẻ giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho các bé. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau.
Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Tác dụng của việc giao tiếp tốt khiến người nghe hiểu được rõ ý của bạn muốn truyền đạt, không gây ra sự hiểu lầm. Giao tiếp tốt còn giúp cho bạn có thêm nhiều mối quan hệ cần thiết cho cuộc sống, công việc. Vậy với tầm quan trọng như vậy thì bạn còn ngại gì mà không cho bé học giao tiếp từ nhỏ.
Bởi não bộ trẻ nhỏ đang phát triển, nếu bạn cho trẻ học ngay từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản với con của bạn.
Người lớn lưu ý khi giao tiếp với trẻ em
Gửi một thông điệp rõ ràng
Chúng ta cần biết rằng trẻ em không phải giao tiếp tốt ngay từ khi mới lọt lòng, chúng cần phải được dạy kỹ năng sống. Vì thế, hãy chú ý rèn luyện cho con trẻ các kỹ năng sau đây:
Dạy cho trẻ thể hiện mình bằng cách lắng nghe chúng. Lắng nghe cẩn thận và chú ý đến tất cả các cách thức trẻ đang gửi tin nhắn cho bạn.
Dạy cho con của bạn lắng nghe bằng cách loại bỏ những gì ngoài luồng khi bạn đang nói chuyện với trẻ. Tắt truyền hình, yêu cầu trẻ nhìn vào bạn, hoặc cho trẻ ngồi cùng một phòng với bạn trong khi bạn nói chuyện với trẻ.
Dạy cho con của bạn kiểm tra những gì trẻ nghĩ rằng trẻ nghe thấy. Yêu cầu trẻ lặp lại những điều đó với bạn theo cách riêng của trẻ, những gì trẻ nghe từ bạn. Nếu trẻ nhận sai thông tin, hãy thử một lần nữa. Nếu trẻ truyền đạt đúng, hãy khen ngợi trẻ vì điều này – “Con lắng nghe thật tốt!”
Dạy con của bạn phải chú ý đến cách mọi người thể hiện bản thân.Hãy hỏi con của bạn, “khuôn mặt của mẹ có nói lên điều gì với con không?” Hoặc “Làm thế nào để con nghĩ rằng em gái của con đang cảm nhận đúng?”
Ngôn ngữ là đặc trưng của xã hội loài người giúp phân biệt giữa con người với các loại động vật khác. Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt của tư duy nhận thức.
Chính vì vậy, ngay từ những tháng đầu đời, cần phải chú trọng việc giao tiếp của trẻ thông qua ngôn ngữ nói, hành động phi ngôn ngữ như cử chỉ tay chân, nét mặt, cách trẻ muốn người khác hiểu được những mong muốn của bản thân như đói, đau, buồn, vui…
Kỹ năng cha mẹ cần trang bị cho con để dạy trẻ giao tiếp
Để trẻ có thể tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh, các bậc cha mẹ cần trang bị cho con những điều sau đây:
1. Phát triển ngôn ngữ nói của trẻ
Ngôn ngữ nói rất quan trọng đối với trẻ trong hoạt động giao tiếp với thế giới xung quanh. Việc dạy trẻ tiếp cận sớm những từ đơn giản, tên của các đồ vật, con vật… xung quanh trẻ sẽ giúp cho trẻ hình thành cho mình nền tảng ban đầu để có thể phát âm những từ ngữ khó hơn sau này.
Người ta thường nói “Câm hay đi liền với điếc” vì vậy dạy trẻ nói sớm cũng là cách phát hiện trẻ có phát triển bình thường về thính giác và khả năng nói của bản thân hay không?
Ngôn ngữ là phương thức biểu đạt của tư duy, có nghĩa trẻ muốn người khác hiểu mình đang nghĩ gì, đang muốn gì thì cần phải thể hiện thông qua lời nói. Muốn ngôn ngữ của trẻ phát triển và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách chính xác thì ngay từ khi trẻ tập nói cần phải dạy cho trẻ cách nói đủ câu, nói những câu đơn giản có nghĩa.
Khi trẻ muốn nhờ người khác thì cần phải nhắc trẻ nói chứ không được lắc đầu, chỉ tay, cầm tay mà không nói nếu không sẽ hình thành cho trẻ thói quen không tốt.
2. Phát triển ngôn ngữ cơ thể của trẻ
Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng đối với sự tự tin trong giao tiếp của trẻ. Chỉ phát triển ngôn ngữ nói chưa đủ mà cần phải chú trọng đến ngôn ngữ cơ thể của trẻ sẽ giúp trẻ giao tiếp tự nhiên, thoải mái hơn với người khác.
Ngôn ngữ cơ thể như tay, nét mặt khi kết hợp với ngôn ngữ nói sẽ tạo ra sự uyển chuyển, mềm mại, tự nhiên của người nói đối với người đối diện. Khi trẻ nói thì cha mẹ cần hướng dẫn cho con cách nói đúng câu và sử dụng cử chỉ tay chân một cách thoải mái nhất, giống như khi chúng ta đi thì phải vung tay…
Ví dụ, khi dạy con kể chuyện thì phải dạy con cách kể đúng ngữ điệu của nhân vật, biểu cảm nét mặt, cử chỉ tay chân phải phù hợp với từng nhân vật.
Khi trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ sẽ kích thích sự sáng tạo của trẻ qua việc trẻ đặt ra nhiều câu hỏi, thể hiện những cảm xúc yêu thương, buồn vui một cách rõ ràng.
3. Mở rộng vốn từ vựng
Để dạy trẻ giao tiếp cần chú ý giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ và học cách ghép từ, những câu nói hằng ngày của bạn có thể thêm thắt những từ đơn giản vào. Ví dụ như khi bạn chỉ cho bé con gà, bạn có thể nói là “con gà gáy ò ó o” vừa nói vừa diễn tả sẽ giúp con thấy thú vị và ghi nhớ lâu hơn.
4. Tập cho trẻ chủ động
Tập cho trẻ có tính chủ động là một trong những cách để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Với cách này, bạn nên tỏ vẻ cố tình quên một điều gì đó sau khi con bạn đã quen với nếp sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như đến giờ uống sữa cho trẻ, có thể giả vờ quên để trẻ chủ động tìm sữa để uống.
5. Hãy tạo cho trẻ biết lựa chọn
Đây cũng là cách để giúp trẻ nói ra mong muốn của mình. Khi con của bạn chỉ không chính xác những gì bé muốn, hãy giúp bé để bé có thể nói ra được thứ bé muốn bằng cách đưa ra hai thứ để bé chọn. Ví dụ như khi bé chỉ vào cốc nước, bạn sẽ hỏi: con muốn uống sữa hay nước cam?
6. Học có sự chỉ dẫn của bố mẹ, giáo viên
Trên thực tế, chiến lược này có thể sẽ không dẫn tới việc bé nói ra từ nào vì về cơ bản thì nó được sử dụng cho những trẻ chưa nói được. Cụ thể là bạn hãy mô tả những hành động của bé, ví dụ như khi bé chơi trò cầu vượt chẳng hạn, bạn hãy mô tả hoạt động đó của trẻ bằng những từ ngữ và hành động thú vị để trẻ hiểu.
Từ lần sau nếu cứ nhắc đến cầu vượt là trẻ có thể nói ra câu chuyện bạn kể thì bạn đã thành công rồi đó. Bằng cách này, chúng ta có thể giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa hành động và từ mô tả hành động, đây là một bài học quan trọng để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
7. Hãy để cho con bạn tự quyết định
Khi chơi với con, bạn hãy để cho bé lựa chọn những món đồ chơi hoặc trò chơi mà bé muốn. Đây là cách để tạo cho bé có hứng thú, khi bé cảm thấy thú vị rồi bạn hãy áp dụng một số cách trên để dạy bé kỹ năng giao tiếp.
8. Làm mẫu cho bé bắt chước
Bắt chước là thói quen rất có ích của trẻ em, quan trọng là bạn là mẫu tốt. Bởi vì từ việc bắt chước này trẻ sẽ học được rất nhiều thứ. Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hãy khuyến khích con sử dụng các từ để nói về những gì bé đang làm bằng cách làm mẫu. Ví dụ như bạn hãy cố gắng nói âm đó, hoặc thực hiện hành động nào đó… để bé bắt chước.
Chẳng phải trẻ con thường gọi “mẹ” trước khi gọi “bố” , đó chẳng phải là do các bà mẹ thường dạy con nói từ “mẹ “trước.
9. Thêm những vật mới lạ
Bạn có thể giới thiệu một cái gì đó mới lạ vào môi trường của bé, một thứ gì đó khác với những gì đi kèm với nếp sinh hoạt hàng ngày của bé. Ví dụ: Giữa một đống đồ chơi gồm đồ hàng nấu ăn, bạn hãy để một chiếc ô tô rồi quan sát xem bé có nhận ra sự khác lạ đó không?
Nếu bé vẫn không nhận ra hãy cố gắng thu hút bé vào thứ mới lạ đó bằng cách: “con nhìn cái này đáng yêu không này,…” rồi vừa chỉ vào vật đó và gọi tên nó lên nhé. Cách này giúp bé thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và cải thiện được vốn ngôn ngữ của mình, đây cũng là cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ được nhiều bố mẹ áp dụng thành công.
10. Dùng hình ảnh minh họa
Đây cũng là một cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, tuy nhiên với hầu hết trẻ em mà nói thì cách này chỉ có thể áp dụng trong thời gian ngắn, chỉ có một số ít trẻ thì áp dụng được lâu dài hơn. Các bé luôn thích những thứ nhiều màu sắc, điều này được thể hiện qua việc bé sẽ cầm tay bạn chỉ lên khung ảnh và thậm chí bé còn có thể sử dụng tranh ảnh thay cho lời nói.
11. Làm bình luận viên cho con
Nói đơn giản đó là bạn tường thuật lại những gì con đang làm. Tất nhiên là hãy sử dụng những từ thật đơn giản giúp con hiểu được và nhớ được nhé. Ví dụ như khi con bạn tắm: Nhi đã cởi được quần áo rồi, Nhi chuẩn bị bước vào chậu tắm, Nhi rất thích tắm,….
Bạn hãy sử dụng những câu thật ngắn gọn và dễ hiểu để bé có thể hiểu được. Ví dụ: Thay vì nói “chúng ta phải ăn cơm nhanh để mẹ đi làm” thì bạn chỉ cần nói “ăn cơm” mà thôi.
12. Tạo một môi trường cởi mở và thân thiện trong gia đình
Vì trẻ còn quá bé để có thể diễn đạt hay và đúng, phát âm cũng chưa chuẩn nhưng đừng vì thế mà bố mẹ và người lớn chê trẻ, thay vì thế hãy tập trung và cổ vũ trẻ.
Giúp trẻ tự tin giao tiếp bằng cách tạo ra nhiều cơ hội để trẻ giao tiếp
Muốn trẻ tự tin giao tiếp thì cần phải thường xuyên tạo cho trẻ có môi trường để giao tiếp. Trẻ không thể giao tiếp tốt nếu suốt ngày chơi một mình mà cần phải giao lưu với nhiều người, nhiều môi trường khác nhau. Do đó để dạy trẻ giao tiếp các bậc cha mẹ cần chú ý đến môi trường giao tiếp.
Khi ở nhà, cha mẹ hãy dành thời gian để nói chuyện cùng với con như dạy con nói đủ câu, câu có nghĩa; đọc truyện sau đó đặt câu hỏi cho con để con trả lời, hát cùng con, đưa ra nhiều tình huống phản xạ trong sinh hoạt hằng ngày …
Thường xuyên cho trẻ đến những nơi đông người để trẻ có cơ hội được nói chuyện, tiếp xúc với người khác; cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ năng khiếu … để trẻ có nhiều cơ hội vui chơi, thể hiện bản thân trước chỗ đông người.
Để trẻ tự tin đi học mà không sợ hãi, hòa nhập với các bạn hoặc tự tin khi đến môi trường lạ thì hãy tạo nhiều cơ hội để trẻ có thể tiếp xúc sớm với môi trường lớp học, nói cho con biết trước các thông tin về nơi mình sắp đến để trẻ chuẩn bị sẵn tâm lý.
Ngoài ra, người lớn nên lắng nghe những ý kiến của con, sau đó phân tích cho con ý kiến đó đúng hay sai chứ không nên gạt bỏ những điều đó sẽ làm cho trẻ ngại bày tỏ những suy nghĩ, mong muốn của bản thân.
Một số trò chơi mà bạn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Trò chơi là cách giúp trẻ phát huy tối đa giao tiếp bằng mắt và kết hợp lời nói cùng ngôn ngữ cơ thể. Một số trò chơi phát triển giao tiếp có thể thực hiện ở nhà hoặc ở lớp học:
Trò chơi đóng kịch: bạn cho con mình hóa thân vào nhiều nhân vật khác nhau. Từ đó, bé tự hình thành nhiều cách ứng xử thông qua từng nhân vật. Bạn cũng có thể chính là người hướng dẫn cho con, kết hợp với lối tư duy sáng tạo của con thì sẽ rất hiệu quả trong giao tiếp.
Trò chơi nhận biết biểu cảm qua gương mặt: Bậc phụ huynh có thể cũng chơi với con mình, sưu tầm những hình ảnh gương mặt với các biểu cảm khác nhau rồi cho con đoán xem họ đang nghĩ như nào, đang buồn vui hay lo lắng.
Điều này giúp con nhận biết được thái độ của người đang giao tiếp với mình để có cách ứng xử cho phù hợp.
Trong giao tiếp, việc nắm bắt được tâm lý đối phương là một điều rất cần thiết, thông qua nét mặt ta có thể đoán được một phần những suy nghĩ của họ.
Trò chơi tập thể: Cho con trẻ tham gia các trò chơi tập thể là một cách dạy kỹ năng giao tiếp rất tốt. Vì khi tham gia trò chơi, các con phải giao tiếp với nhau. Và chắc chắn cũng sẽ xảy ra mâu thuẫn, các con sẽ tự mình giải quyết mâu thuẫn đó bằng thỏa hiệp hay một cách nào đó.
Ngoài ra, trò chơi tập thể là một trò đòi hỏi người chơi hiểu tâm lý lẫn nhau, nên các con thông qua hành vi, cử chỉ để đoán xem bạn mình đang nghĩ gì. Việc phối hợp hành động trong khi chơi các con cũng đã gián tiếp nâng cao việc dạy trẻ giao tiếp một cách tốt nhất.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...