1001 điều nhất định phải biết về vaccine phòng bệnh sởi
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và gây ra do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh. Bệnh rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường không khí và có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng.
Tuy rằng bất kỳ đối tượng ở lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng trẻ em thường mắc sởi nhiều hơn người lớn. Mức độ và diễn tiến của bệnh cũng khác nhau phụ thuộc vào sức đề kháng và miễn dịch của mỗi người.
Phát ban, mắt đỏ là triệu chứng điển hình của bệnh sởi (Ảnh: Internet)
Những triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao, phát ban, mắt đỏ, ho, chảy nước mũi. Thời gian ủ bệnh thông thường là 2 tuần, nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn 20 ngày. Triệu chứng ban đầu của bệnh sởi là sốt cao và viêm đường hô hấp, nổi ban đỏ sau khi sốt từ 3 đến 4 ngày. Các nốt ban dát sẩn, từ sau tai lan dần đến trán, gáy và xuống lưng, ngực. Các vết này sẽ mất dần sau 1 tuần và để lại vết thâm.
Làm cách nào để nhận biết trẻ đang có dấu hiệu của bệnh sởi? Đọc ngay TẠI ĐÂY!
Mỗi người thường chỉ mắc sởi 1 lần, do đó trẻ em rất dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp khi nói chuyên, hắt hơi. Nếu không được điều trị kịp thời thì sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ bao gồm:
- Viêm thanh quản.
- Viêm phế quản.
- Biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não...
- Biến chứng đường tiêu hóa như viêm niêm mạc miệng, viêm ruột,...
Dưới đây là những điều mà cha mẹ cần biết về việc tiêm phòng cũng như bản chất của vaccine phòng bệnh sởi:
1. Tiêm vaccine phòng bệnh sởi có tác dụng như thế nào?
Vaccine phòng bênh sởi là một loại vaccine có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh sởi hiệu quả. Trong vaccine có chứa virus sống đã được giảm độc lực. Đặc biệt vaccine MVVac có chứa virus sởi chủng AIK-C, được nuôi cấy trên tế bào phôi gà sạch SPF tiên phát. Chúng khá an toàn, mà ít tác dụng phụ, kể cả với những người bị HIV.
Đặc biệt, vaccine phòng bệnh sởi có hiệu quả khá cao. Tỷ lệ trẻ 9 tháng tuổi miễn dịch với sởi sau khi tiêm 1 mũi đầu là 85%. Tỷ lệ này tăng lên đến 95% với trẻ trên 12 tháng tuổi. Các trường hợp trẻ sau khi tiêm chủng chưa đáp ứng miễn dịch hầu hết đều đáp ứng tốt sau mũi tiêm thứ 2 và tác dụng của vaccine này có thể kéo dài trong nhiều năm.
2. Chống chỉ định
Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vaccine phòng bệnh sởi, mũi thứ 2 có thể được nhắc lại khi trẻ được 15 đến 18 tháng tuổi. Tuy vậy, không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng phòng sởi, đặc biệt chống chỉ định với các trường hợp:
- Mẫn cảm với các thành phần của vaccine.
- Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Không tiêm vaccine phòng bệnh sởi đối với phụ nữ có thai.
- Không tiêm cho người đang mắc bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị.
Ngoài ra, những đối tượng sau cần thận trọng và cần có chỉ định từ bác sĩ trước khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi:
- Người đang sốt có thể tạm hoãn tiêm phòng. Sau khi hết sốt ít nhất 3 ngày có thể tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
- Những người đang trong quá trình điều trị có ảnh hưởng và liên quan đến hệ miễn dịch.
- Những người có tiền sử bị dị ứng, co giật nên thận trọng.
3. Tác dụng phụ
Tuy hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn cần chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng trường hợp shock phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm vaccine phòng sởi. Ngoài ra một số phản ứng phụ có thể gặp bao gồm: đau, sưng và ban đỏ tại chỗ tiêm. Đôi khi cũng có thể bị sốt, phát ban, ho hoặc sổ mũi. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 1 đến 3 ngày rồi tự khỏi.
Bên cạnh đó, các phản ứng phụ như o giật, viêm não hay giảm tiểu cầu rất hiếm gặp. Mọi người cũng cần lưu ý với các trường hợp mẫn cảm, dị ứng hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
4. Thời điểm nên tiêm vaccine phòng bệnh sởi
Tại Việt Nam, trẻ sơ sinh được chỉ định tiêm vaccine phòng sởi trong giai đoạn từ 9 đến 11 tháng tuổi. Nếu trẻ ở trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao thì có thể tiêm từ 6 tháng tuổi. Mũi thứ 2 nên được tiêm vào khoảng 15 - 18 tháng và có thể lặp lại mũi 3 lúc 4 đến 6 tuổi. Cần lưu ý rằng khoảng cách tối thiểu của 2 mũi tối thiểu là 1 tháng.
Với trẻ em trên 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nên tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine trước ít nhất 28 ngày khi phải đi vào vùng dịch. Đặc biệt, phụ nữ trước khi mang thai nên chích ngừa sởi - quai bị - Rubella (MMR) nếu chưa có kháng thể. Tuy rằng người đã tiêm chủng ngừa sởi vẫn có thể mắc bệnh nhưng mức độ bệnh nhẹ hơn và khả năng lây nhiễm ít hơn.
5. Tiêm vaccine phòng sởi ở đâu?
Vaccine phòng sởi khá an toàn, hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa bệnh và là một vaccine rất cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó. để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn một địa chỉ y tế chất lượng, uy tín và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.