10 loại thực phẩm giúp bà bầu ăn vào con mà không vào mẹ
10 thực phẩm vàng càng ăn là càng vào con
1. Trứng
2. Cá
Cá là thực phẩm luôn được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ bởi có chứa hàm lượng lớn vitamin E, omega 3 – giúp tăng cường hệ thống thần kinh cho em bé. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý phải ăn cá đã được nấu chín và chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, tránh gây hại cho thai nhi.
3. Táo
Táo giàu chất chống oxy hóa và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe của bé, đồng thời cũng giảm nguy cơ mắc táo bón cho mẹ bầu. Táo cũng là thực phẩm luôn luôn được khuyên bổ sung trong chế độ ăn kiêng của mẹ bầu cũng như mọi người nói chung.
4. Đậu
5. Khoai lang
Khoai lang có chứa thành phần vitamin C và folate – nên rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp mẹ bầu phòng ngừa táo bón hiệu quả và nhiều lợi ích khác.
6. Óc chó
Chế độ ăn uống lành mạnh trong thai kỳ không thể thiếu quả óc chó. Loại thực phẩm này rất giàu axit béo omega 3 – cực tốt cho sự phát triển nảo bộ thai nhi.
7. Hạnh nhân
Hạnh nhân rất giàu vitamin E, protein – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển xương của thai nhi mà không khiến mẹ bị tăng cân nhiều.
8. Sữa
Một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất chứa vitamin và protein là sữa. Đây là thức uống mẹ cần bổ sung đều đặn mỗi ngày trong thai kỳ. Nếu mẹ không muốn tăng cân, chị em có thể chọn loại sữa tách béo, ít đường.
9. Rau bina
Loại rau lá xanh này có chứa hàm lượng sắt cao, rất có lợi cho sự phát triển các tế bào máu của thai nhi, giúp em bé khỏe mạnh đồng thời cũng chứa nhiều axit folic, tốt cho hệ thần kinh của em bé.
10. Quả bơ
Nguyên tắc ăn uống để “vào con mà không vào mẹ”
Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)
Ở những tháng đầu thai kỳ, các bà mẹ không cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm… Trong đó, axit folic cần đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…
Giai đoạn 2 (3 tháng giữa)
Từ tháng thứ 3-6, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác.
Để tốt cho con, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt. Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh. Chị Vân Anh chỉ uống sữa tươi không đường trong quá trình mang thai. Ngoài ra, chị còn bổ sung thêm tổ yến từ tháng thứ 5 của thai kỳ.
Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)
Từ tháng thứ 6-9, thai nhi phát triển về da thịt. Giai đoạn này, bé sẽ tăng cân nhiều nhất, các mẹ hãy bắt đầu ăn nhiều tinh bột và uống sữa. Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và uống 2-3 ly sữa. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều trứng vịt lộn và lươn có nhiều chất để giúp bé có thể phát triển chỉ số cân nặng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.