Khi mang thai, có rất nhiều “nguyên tắc” cho bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe, bà bầu cần tuyệt đối tránh xa những điều “cấm kỵ” dưới đây:
Nhiều phụ nữ khi mang thai thấy rốn của mình khá bẩn nên thường tự vệ sinh rốn. Tuy nhiên, sau đó họ cảm thấy đau bụng. Khi đến bệnh viện, bác sỹ cho biết, khi mang thai, tốt nhất các mẹ bầu không nên vệ sinh rốn. Phụ nữ có thai có sức đề kháng yếu, vệ sinh rốn không đúng cách khi mang thai có thể gây nhiễm trùng rốn, sẩy thai, biến chứng thai kỳ.
Rốn là bộ phận nằm ở giữa ruột và thế giới bên ngoài. Vệ sinh rốn không đúng cách có thể làm vi khuẩn tích tụ, xâm nhập vào các mạch máu quan trọng trong khoang bụng.
Cách làm sạch rốn đúng cách cho bà bầu
Nếu bạn thực sự muốn làm sạch rốn, bạn nên lau sạch rốn với nước ấm và gạc. Không nên chạm trực tiếp tay vào rốn vì tay có thể có nhiều vi khuẩn. Hãy chú ý làm sạch rốn và một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Những điều cấm kỵ trong suốt 9 tháng thai kỳ tháng đầu tiên
– Tránh đến những nơi đông đúc và chú ý phòng các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella.
– Tuyệt đối không đắp chăn điện, hạn chế sử dụng máy vi tính và điện thoại di động Không nên uống trà, cà phê
– Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào
Tháng thứ 2
– Không nên thức khuya, chú ý ngủ đủ giấc
– Nếu thời tiết quá lạnh thì nên sưởi ấm thường xuyên, nếu quá nóng, nên sử dụng điều hòa nhiệt độ.
– Không ăn thức ăn nhiều mỡ, cay, nóng.
– Chú ý bổ sung nước và tránh tích tụ các chất độc hại trong cơ thể.
– Tránh cảm giác tiêu cực, buồn bã.
Tháng thứ 3
– Tốt nhất là tránh sử dụng kem đánh răng chức năng, chẳng hạn như kem đánh răng điều trị bênh viêm nha chu.
– Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc.
– Cảnh giác với những cơn đau lưng dưới.
Tháng thứ 4
– Đừng quên bổ sung canxi để thúc đẩy xương bé phát triển
– Không ăn quá nhiều muối để tránh phù nề khi mang thai
– Không ở trong phòng máy lạnh hoặc phòng sưởi quá lâu
– Nếu bị táo bón, không nên sử dụng thuốc nhuận tràng vì có thể gây sẩy thai
– Nên tắm nước ấm
Tháng thứ 5
– Tránh ăn quá nhiều, chú ý phòng bệnh tiểu đường thai kỳ
– Nên luân phiên ngủ ở nhiều tư thế
– Chú ý đến bổ sung canxi vì chuột rút là dấu hiệu thiếu canxi
Tháng thứ 6
– Uống nhiều nước để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu;
– Nên bắt đầu giáo dục trước khi sinh nhưng hãy chú ý đến âm lượng nhạc để tránh làm hỏng thính giác của thai nhi
– Không nên chỉ ngồi 1 chỗ, hãy thường xuyên vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu.
– Nên ngủ đủ giấc
Tháng thứ 7
– Vào tháng này, lông mi của thai nhi bắt đầu phát triển, mẹ ăn nhiều vừng để đảm bảo sự phát triển của lông mi
– Nên ngủ đủ giấc
– Tránh kích thích núm vú vì có thể gây co thắt và sinh non
– Nên đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày để sinh nở dễ dàng hơn
– Tránh làm việc nặng, quá sức
Tháng thứ 8
– Chú ý đến các chuyển động hàng ngày của thai nhi
– Nên ngủ đủ giấc để tránh protein niệu và huyết áp cao
– Không ăn thức ăn nhiều chất béo để tránh thai nhi bị béo phì
– Tránh đi du lịch đường dài
Tháng thứ 9
– Tránh chiếu ánh sáng mạnh lên bụng
– Ăn nhiều khoai lang, ngô và các loại ngũ cốc thô khác để tránh táo bón
– Chuẩn bị đồ đạc đi sinh, sẵn sàng nhập viện bất cứ lúc nào
Ngoài ra các bà bàu cần lưu ý:
1. Việc nặng nhọc
Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến các khớp xương, dây chằng và liên kết cơ của bạn lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, bạn sẽ cảm thấy mình yếu sức hơn, dễ mệt hơn và luôn nhức mỏi mọi thời điểm trong ngày.
Vì vậy đây không phải là lúc để bạn thử sức mạnh của mình với những việc bưng bê, mang vác nặng nhọc. Hãy để người đàn ông khoẻ mạnh của bạn làm những việc sau:
- Di chuyển hay kê lại đồ đạc và đồ vật nặng trong gia đình.
- Xách hàng hoá cho vợ khi vợ chồng bạn đi siêu thị hay mua sắm.
- Mang đồ cồng kềnh giúp vợ lên xuống cầu thang (dù đó chỉ là giỏ quần áo bẩn cần giặt).
- Chuyển nhà.
2. Tránh xa động vật, côn trùng
Mẹ bầu rất dễ bị lây nhiễm các bệnh, lúc này cơ thể bà bầu sức đề kháng đang giảm. Nên việc chơi đùa, ôm ấp thú cưng chó mèo cũng sẽ khiến bà bầu dị ứng, phần lông chó, mèo dễ gây ra ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
3. Việc đòi hỏi tư thế không thoải mái
Những công việc đòi hỏi tư thế gập người, ngồi xổm hay phải đứng lâu cũng được xem là không phù hợp đối với bà mẹ mang thai. Bạn có thể bỏ qua những việc như:
- Sử dụng máy hút bụi đòi hỏi phải cúi người để hút bụi ngóc ngách.
- Làm vườn.
- Đứng nấu ăn quá lâu hoặc ngồi giặt đồ.
4. Không mặc đồ quá bó, chật
Khi mang thai mẹ bầu cần tạm biệt với tất cả các trang phục ôm sát cơ thể, những chiếc quần chật, dù là đồ mặc ngoài hay đồ lót bên trong, đặc biệt là đồ ngủ. Những bộ đồ chật này sẽ khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến thai nhi.
Về cơ bản thì chưa có một nghiên cứu nào chứng minh việc đi giày cao gót có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng có một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận đó là việc đi giày cao gót rất dễ khiến mẹ bầu bị ngã nên có nguy cơ sẩy thai.
5. Đi giày cao gót
Bên cạnh đó, việc đi giày cao gót trong thời kỳ mang thai còn làm gia tăng các bệnh trong thai kỳ như đau lưng, đau hông. Vì vậy những đôi giày bệtvới kích cỡ vừa chân luôn được khuyến khích cho các mẹ bầu.
6. Tránh tiếp xúc với các mùi lạ, mùi độc, mùi hóa mỹ phẩm
Các loại thuốc xịt như thuốc diệt côn trùng, nước hoa, khí gas, mùi thuốc, khói thuốc… với thành phần độc hại diethyltoluamide, và các thành phẩn nguy hiểm khác có thể hấp thụ qua da của bạn và ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn tiếp xúc quá nhiều. Loại hóa chất trên sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh sử dụng thuốc diệt côn trùng.
Trung tâm nghiên cứu Môi trường Helmltz (HCER), Đại học Martin Luther của Đức đưa ra khuyến cáo cho các mẹ bầu: "Nếu phụ nữ mang thai lạm dụng loại vitamin này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ sau khi sinh ra".
7. Lạm dụng vitamin D
Những bà mẹ có hàm lượng vitamin D trong máu thấp thì hàm lượng vitamin D trong máu của trẻ đến khi 2 tuổi vẫn thấp và ít mắc bệnh dị ứng. Ngược lại, nếu phụ nữ có hàm lượng vitamin D trong máu cao khi mang thai thì mức độ mắc bệnh dị ứng ở trẻ, đặc biệt là dị ứng thực phẩm rất cao.
Ví dụ như dị ứng lòng đỏ trứng, protein, sữa, lạc, đậu nành và các loại đỗ. Trung tâm nghiên cứu Môi trường Helmltz khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế dùng vitamin D trong thai kỳ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để dùng ở mức độ hợp lý và có lợi.
8. Tránh thay đổi cảm xúc đột ngột
Không phải ai cũng biết, khi mang thai, bạn rất dễ xúc động, những cảm xúc lúc bấy giờ thường đảo lộn, bạn hay cáu kỉnh, nóng tính. Tậm trạng không ổn định dễ khiến huyết áp tăng, giảm đột ngột, ảnh hưởng tim. Đặc biệt thai nhi trong cơ thể mẹ bầu lúc bấy giờ sẽ bị tác động mạnh từ cảm xúc của mẹ. Vì thế hãy cố gắng giữ một tâm lý thật ổn định trong quá trình mang thai.