1 loại nước tốt ngang “thuốc bổ” giúp hạ đường huyết, “dưỡng gan” hiệu quả: Rất sẵn ở Việt Nam nhưng nhiều người không biết
Kombucha là một thức uống lên men độc đáo, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản và ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Thức uống này là kết quả của sự kết hợp giữa trà, đường và Scoby (Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast hay cộng sinh của vi khuẩn và nấm men). Khi được trộn với trà và đường, Scoby bắt đầu quá trình lên men, biến đổi thành phần đường thành axit và gas, tạo nên hương vị chua và ngọt nhẹ đặc trưng của kombucha.
Điểm đặc biệt của kombucha không chỉ nằm ở hương vị, mà còn ở giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.
1. Hạ đường huyế
Vốn là một loại đồ uống lên men thường được làm từ trà đen hoặc trà xanh, do đó, k kombucha còn được cho là nguồn cung cấp men vi sinh tuyệt vời cho cơ thể và là “thần dược” giúp kiểm soát lượng đường trong máu cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Thực tế cho thấy, một nghiên cứu đánh giá của gần 300.000 đối tượng, kết quả ở những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 18% so với những người không sử dụng.
2. Giúp giải độc gan
Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng kombucha có thể giảm đáng kể độc tính gan do các hóa chất gây ra ít nhất 70%. Mặc dù chưa có nghiên cứu trên con người, nhưng các dấu hiệu này cũng cho thấy kombucha có thể giúp tăng cường chức năng gan, giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của người mắc bệnh gan.
3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Kombucha đã được chứng minh là giúp cân bằng mức cholesterol, cải thiện mức cholesterol xấu (LDL) và tốt (HDL) ở động vật. Ngoài ra, bổ sung probiotic trong kombucha cũng có thể giúp giảm nguy cơ và giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý là kombucha không phải thuốc điều trị bệnh tim. Do đó, để đạt hiệu quả tốt nhất, việc tiêu thụ kombucha nên đi kèm với chế độ ăn uống cân đối, vận động thường xuyên và thói quen lối sống lành mạnh.
4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Theo các nghiên cứu, kombucha chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường và ổn định hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này giúp tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất.
Bên cạnh đó, thức uống này được coi như một loại men tiêu hóa giúp gia tăng lượng vi khuẩn bifida có lợi trong ruột nhờ sản sinh các axit hữu cơ tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng cho ruột và giảm nguy cơ các bệnh về tiêu hóa như táo bón, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa, chữa viêm loét ruột và dạ dày.
Với những lợi ích trên, hãy thêm thức uống này vào thực đơn mỗi ngày để hệ tiêu hóa của gia đình bạn khỏe mạnh hơn.
5. Ngăn ngừa ung thư
Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, kombucha đã giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư do nồng độ polyphenol cao trong trà và chất chống oxy hóa cao. Cơ chế của các đặc tính chống ung thư của polyphenol trong trà hoạt động vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, người ta nghĩ rằng polyphenol ngăn chặn đột biến gen và sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời thúc đẩy sự chết tế bào ung thư theo chương trình.
Vì lý do này, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người uống trà ít có khả năng phát triển một số loại ung thư khác nhau.
6. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Probiotics là vi khuẩn thường xuất hiện trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, miso, kombucha, kefir... Nhờ được lên men từ trà, đường kết hợp với con giống SCOBY, giúp sản sinh ra một lượng lớn probiotics chủng Lactobacillus trong Kombucha.
Nhờ đó, uống kombucha sẽ hỗ trợ duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm. Các chuyên gia ghi nhận, khoảng 70 - 80% tế bào miễn dịch khu trú ở đường ruột, và probiotics chính là “vũ khí” bảo vệ đường ruột của chúng ta.
3 lưu ý khi uống kombucha
Kombucha được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu tiêu thụ không đúng cách. Do đó, hãy nhớ kỹ 3 lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho cơ thể:
1. Không nên tiêu thụ quá nhiều
Kombucha có độ axit cao, có thể gây kích thích dạ dày khi tiêu thụ quá liều. Đối với những người có dạ dày nhạy cảm, việc uống kombucha có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
2. Người nhạy cảm với caffeine không nên uống
Vì kombucha thường được chế biến từ trà đen hoặc trà xanh, nên nó có chứa một lượng lớn caffeine. Uống quá nhiều kombucha có thể gây ra các triệu chứng như bồn chồn, mất ngủ và tăng nhịp tim. Những người nhạy cảm với caffeine nên giới hạn lượng kombucha hoặc tìm kiếm các sản phẩm có hàm lượng caffeine thấp.
3. Uống kombucha vào lúc nào cho hiệu quả?
Uống kombucha trong hoặc sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác. Nếu bạn đang muốn dùng Kombucha để hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch thì bạn nên kombucha vào ban đêm và buổi sáng. Kombucha sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi và đào thải độc tố hơn. Tuy nhiên, vì kombucha được làm từ trà đen và trà xanh nên có chứa một ít caffeine. Vì vậy hãy tránh uống thức uống này vào buổi tối vì trà có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
(Tổng hợp)
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”