Phụ Nữ Sức Khỏe

Ai dễ bị nhiễm liên cầu lợn nhất?

Những người dễ bị nhiễm liên cầu lợn thường là người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt heo ốm chết.

Chiều 1-11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin về trường hợp nam bệnh nhân 39 tuổi bị nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, khả năng cao là do ăn lòng lợn mua ở chợ. Bệnh nhân phải mổ cấp cứu, cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón tay ở hai bàn tay, để loại bỏ phần hoại tử do nhiễm liên cầu lợn. Hiện sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt.

Thông tin từ Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay: Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ heo sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật mang vi khuẩn.

Vi khuẩn này đi vào người qua những vết thương nhỏ, vết trầy xước trên da trong quá trình mổ heo, chế biến thịt heo, hoặc ăn tiết canh, thịt chưa chế biến kỹ. Hiện chưa có bằng chứng lây nhiễm liên cầu lợn từ người sang người và cũng chưa có vacxin phòng bệnh.

Người ăn tiết canh, thịt heo tái, chưa nấu chín kỹ dễ bị nhiễm liên cầu lợn. Ảnh: HẠ QUYÊN

Ai dễ bị nhiễm trùng liên cầu lợn?

Theo Cục an toàn thực phẩm, có 3 nhóm đối tượng dễ bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn gồm:

Những người tham gia giết mổ heo, chế biến thịt heo ốm, chết.

Thứ hai là người làm việc ở các lò giết mổ lợn tập trung.

Thứ ba là những người ăn tiết canh và các sản phẩm từ heo không được chế biến kỹ.

Biểu hiện bệnh nhiễm trùng liên cầu lợn

Cục an toàn thực phẩm cho rằng, thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ cho đến 2-3 ngày, tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh có thể đến vài tuần.

Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn nặng.

Bệnh cảnh phổ biến nhất của nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn là viêm màng não. Biểu hiện của viêm màng não phổ biến như sau: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, gáy cứng, rối loạn tri giác, xuất huyết dưới da dạng chấm, mảng ở vành tai, mũi, mặt, thân mình … Khám có biểu hiện gáy cứng, chọc dịch não tủy có biến loạn: dịch đục, áp lực tăng, tăng bạch cầu và protein trong dịch não tủy….

Trường hợp nặng tiến triển nhanh chóng hội chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn (có thể kèm theo hoặc không kèm theo viêm màng não): trụy mạch, rối loạn đông máu nặng, suy đa phủ tạng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê, tử vong nhanh chóng.

Các biện pháp phòng, chống liên cầu lợn

Để phòng tránh các tác hại cho liên cầu lợn gây ra, người dân nên chọn mua thịt heo đã qua kiểm định của cơ quan thú y, và tránh mua thịt heo có màu đỏ khác thường hoặc có dấu hiệu xuất huyết, phù nề.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, người dân cần nấu chín kỹ, không ăn lợn chết, không ăn các món tái, đặc biệt là tiết canh lợn, nhất là trong thời gian có dịch.

Với những người có vết thương hở khi giết mổ hoặc tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống cần phải đeo găng tay và rửa tay cùng các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt heo.

Người dân cần giữ các dụng cụ chế biến như dao, thớt, nồi… ở những nơi sạch sẽ, dùng riêng dụng cụ khi chế biến thịt heo sống và chín.

Cục an toàn thực phẩm cũng lưu ý thêm, cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người để cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng tiếp xúc gần với heo bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán thịt heo.

Bên cạnh đó, với trường hợp heo bệnh, chết, nghiêm cấm các hoạt động di chuyển và tự ý giết mổ, mà phải tiêu hủy đúng cách. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi cũng phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn, để trống chuồng hai tuần mới nuôi mới trở lại.

Theo HẠ QUYÊN/Pháp Luật TPHCM

Tin liên quan

Để không mắc các bệnh về xương khớp, chị em nên ngừng ăn ngay những thực phẩm này

Thực phẩm muối chua, trà, cà phê là những món chị em nên hạn chế sử dụng nếu không muốn...

5 bài tập giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố nữ: Đơn giản, dễ thực...

Dưới đây là 5 loại bài tập có thể có lợi cho việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cũng...

Người tiêu dùng hoang mang vì ăn thịt gà hâm lại dễ bị ung thư: Chuyên gia nói gì?

Thịt gà có tính ấm, chế biến các món ăn tẩm bổ như hầm, cháo, canh dùng để bồi bổ,...

8 lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trên cỏ, chuyên gia khuyên nên duy trì hàng ngày...

Trong một nghiên cứu nhỏ ở người lớn, một buổi đi bộ chân trần trên cỏ kéo dài hai giờ...

6 dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng phải biết

Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, tỷ lệ tử vong...

6 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan nhiều người bỏ sót

Nhiều dấu hiệu có thể bị lầm lẫn với bệnh da liễu, tiêu hóa... nhưng lại là lời cảnh báo...

Bị suy thận và những sai lầm nên tránh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên, việc thay đổi...

Tin mới nhất

Từ nay đến hết 30/4 cả nước nắng nóng như đổ lửa, có nơi lên đến 42 độ C

10 giờ trước

Mình khó chịu thì chịu khó xem lại mình

10 giờ trước

Thử thách tìm cà vạt trong khu công viên: Nếu làm được chứng tỏ bạn có khả năng quan sát...

15 giờ trước

Chữa lành không hề là... làm quá

1 ngày 5 giờ trước

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

1 ngày 5 giờ trước

Khỉ đuôi dài lại quậy phá, 'ăn cắp' trứng gà nhà dân ở Củ Chi

1 ngày 5 giờ trước

Chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm và kéo dài kỷ lục trong gần 30 năm ở TP.HCM, kéo dài 74...

1 ngày 11 giờ trước

Tạm giữ 2 nghi phạm trộm xe máy và 81 đơn hàng của nam shipper ở TP.HCM

1 ngày 11 giờ trước

Chỉ thiên tài có IQ cao mới phát hiện ra 16 chú mèo đang ẩn náu giữa đàn chó trong...

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình