Phụ Nữ Sức Khỏe

9 nguyên tắc nằm điều hòa khi con bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản, số 9 quan trọng nhất

Nguyên nhân là điều hòa chỉ có tác dụng làm mát, làm thoáng không khí giúp môi trường phòng ngủ của con sạch hơn và thoáng hơn, chứ không làm bệnh của con nặng hơn hoặc không làm con mắc bệnh hô hấp.

Thông thường, các bố mẹ cứ nghĩ con đang ho hắng, sổ mũi, viêm họng, viêm hô hấp nói chung là không thể nằm điều hòa được, chỉ nằm quạt phe phẩy. Theo anh Phạm Văn Đông - Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn Nhi Khoa tại Phòng Khám Nhi Đồng - Hà Nội, đây là quan điểm sai lầm. 

Nguyên nhân là điều hòa chỉ có tác dụng làm mát, làm thoáng không khí (một vài loại hiện đại còn lọc không khí và diệt vi khuẩn) giúp môi trường phòng ngủ của con sạch hơn và thoáng hơn, chứ không làm bệnh của con nặng hơn hoặc không làm con mắc bệnh hô hấp. 

Con bị mắc các bệnh đường hô hấp là chủ yếu trên 90% là do virus tấn công và do hàng rào miễn dịch của con còn chưa hoàn thiện nên dễ bị ốm. Nên các trường hợp con đang bị viêm hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phé quản, viêm mũi họng cấp... hoàn toàn vẫn năm điều hòa hoặc quạt được và mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 

1. Điều chỉnh nhiệt độ phòng và độ ẩm phòng theo chỉ sốt trên Nhiệt Ẩm Kế chứ không theo chỉ số trên điều hòa. 

2. Tùy theo nhiệt độ môi trường bên ngoài, nhiệt độ điều hòa để ở khoảng 26-28 độ, không nên để quá thấp dễ làm con bị khô mũi không hồi phục và làm viêm mũi. 

3. Độ ẩm trong nhà nên căn chỉnh về khoảng 55-70%. Trong khoảng này là ổn, không quá khô cũng không quá ẩm. Để điều chỉnh cân bằng ẩm, mẹ để 1 chậu nước trong phòng, phơi khăn ẩm trong phòng hoặc dùng máy phun sương tạo ẩm. Cách nào phù hợp và kinh tế thì mẹ làm. 

4. Mặc thoáng, không nằm đệm lún, không chèn quá nhiều, kiểm tra độ thoáng, sạch về gối con nằm, chăn con đắp. 

+ Mặc thoáng: Có thể mặc quần áo cộc, nếu sợ đêm thân nhiệt con thay đổi thì có thể mặc áo dài tay mỏng, quần cộc. 

+ Đệm không lún, gối phẳng: để con đỡ bị ra mồ hôi lưng, mồ hôi đầu. 

+ Kiểm tra độ sạch của chăn, gối: để da con không bị kích ứng tránh ngứa ngáy khi ngủ. 

5. Giữ ẩm mũi cho con bằng các loại xịt thảo dược vừa có tác dụng giữ ẩm vừa có tác dụng phòng ngừa viêm. Dùng hàng ngày được do là dịch chiết dược liệu nên an toàn và không gây khô mũi. 

6. Giữ cân bằng thân nhiệt cho con bằng các loại sáp giữ nhiệt hoặc tinh dầu. Sáp giữ nhiệt như sáp Soothing thì giữ được khoảng 4-6 tiếng, tinh dầu như Tràm Gió thì giữ nhiệt được khoảng 45-60ph. Giúp con không bị mất cân bằng thân nhiệt vào lúc giữa đêm và gần sáng khi nhiệt độ thấp và thân nhiệt con biến thiên. Mẹ chú ý: đây là giữ cân bằng thân nhiệt chứ không phải là giữ ấm. 

7. Các hướng gió, khí lạnh trực tiếp không được hướng thẳng về phía con, tất cả đều là gián tiếp. Nếu kết hợp thêm quạt thì để quạt tản gió và cách xa con khoảng 1,5-2m trở lên. 

8. Nếu nhà có điều kiện thì mẹ dùng thêm máy lọc không khí, không có cũng không sao. 

9. Hơn hết tất cả các quy tắc bên trên, đều không bằng thực tế trên cơ thể con. Nếu mẹ đã thực hiện theo 8 quy tắc trên mà sờ vẫn thấy da con ẩm, lấm tấm mồ hôi, lòng bàn tay ra mồ hôi thì mẹ điểu chỉnh lại sao cho: 

+ Da mát, chân tay mát, thoáng, không ẩm, không lấm tấm mồ hôi. 

+ Đầu khô, tóc không ướt, lưng không ẩm. Do vậy, không quy tắc nào quan trọng bằng quy tắc mẹ hiểu con, mẹ biết cách chăm con thì con khoẻ mẹ khoẻ, con ít ốm vặt.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bố mẹ bảo vệ sức khỏe của trẻ khi con bị ốm trong mùa nắng nóng. Đặc biệt là việc sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp bé nhanh khỏe hơn. 

Theo Thảo Hương/Tổ Quốc

Tin liên quan

7 SAI LẦM khi tập thể dục đang âm thầm hủy hoại cơ thể bạn, đặc biệt là khi trên...

Nhiều người mắc phải những sai lầm này khi tập thể dục. Để giữ gìn sức khỏe, đảm bảo tối...

Loại rau THẦN DƯỢC rẻ tiền, giúp trị nhiệt miệng hiệu quả nhất

Thời tiết nắng nóng chúng ta thường xuyên bị nhiệt miệng, khiến việc ăn uống cũng trở nên khó khăn,...

CẢNH BÁO: Phát hiện đau đầu kèm theo dấu hiệu dưới đây thì cần phải đi khám ngay

Triệu chứng đau đầu là một hiện tượng khá phổ biến và đa số trường hợp thì chỉ cần nghỉ...

Xem điện thoại khi đi vệ sinh: Rước loạt bệnh nguy hiểm

Sử dụng điện thoại khi đang đi vệ sinh là thói quen của nhiều người nhưng hành động nhỏ này...

Cách nhận biết, xử lý và phòng tránh rệp giường cắn

Rệp là loài côn trùng nhỏ hút máu người hoặc động vật. Mặc dù vết cắn của rệp hiếm khi...

9 nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

Thói quen ăn uống cùng sinh hoạt thiếu lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến việc mắc ung thư.

Điện Biên: 2 ca mắc bạch hầu không rõ nguyên nhân

Từ ngày 30/4 đến 21/5/2023, tỉnh Điện Biên ghi nhận 2 trường hợp mắc bạch hầu, có 1 ca...

Tin mới nhất

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

4 giờ trước

Chưa kịp chào đời, cặp 'rồng vàng' nhà Phương Oanh - Shark đã được chuẩn bị phòng riêng 'toàn mùi...

4 giờ trước

Chân dài từng công khai chê bai Đỗ Thị Hà: Chạm tới hào quang năm 15 tuổi rồi lẵng lẽ...

4 giờ trước

'Bóc trần' mức cát-xê của Dương Mịch trong Cáp Nhĩ Tân 1944 giữa lúc tranh cãi về diễn xuất

4 giờ trước

TP.HCM: Cảnh báo một căn bệnh đang tăng bất thường, nguy cơ biến chứng nặng ở trẻ em

4 giờ trước

Ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết ở TP.Huế

4 giờ trước

Cách hạn chế say tàu xe khi đi du lịch, về quê

4 giờ trước

WHO nói gì về nguy cơ dịch cúm gia cầm

4 giờ trước

Những thực phẩm tốt cho mắt bạn nên dùng hàng ngày 

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình