Phụ Nữ Sức Khỏe

9 dấu hiệu để nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy cần dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Hiểu biết về trầm cảm sau sinh là bước quan trọng giúp người mẹ nhanh hồi phục và khỏe mạnh sau sinh.

Dưới đây là 9 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trầm cảm sau sinh

Suy nhược cơ thể 

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Lo lắng

Những bà mẹ suy yếu thường hay có nhiều mối lo, thường là về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.

Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.

Bà mẹ nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó có thể gặp gỡ những người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ đến nhà.

Hoảng hốt

Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.

Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Căng thẳng

Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra.

Loại căng thẳng này là một triệu chứng của trầm cảm, không thể giải quyết bằng thuốc an thần được. Phụ nữ uống thuốc an thần không nên thất vọng vì không làm việc được. Nếu chuyển sang một số dạng thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn thì sẽ tốt.

Cảm giác bị ám ảnh

Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.

Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi. Điều này thường không có nguyên do, nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.

Mất tập trung

Bà mẹ mắc trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem tivi hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ kém, đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Người bị trầm cảm có thể ngồi không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.

Rối loạn giấc ngủ

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Không chỉ mất ngủ, phụ nữ còn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thao thức, thường xuyên tỉnh giấc để kiểm tra xem trẻ có khóc hay gặp vấn đề gì khác.

Giấc ngủ ở phụ nữ sau sinh có đặc điểm là giấc ngủ nông, dù một tiếng động nhỏ cũng có thể đánh thức người mẹ. Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ còn kèm theo các biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh như: tâm trạng hay thay đổi, lo lắng quá mức, luôn cảm thấy buồn bã, dễ bị kích động.

Mất hứng thú tình dục

Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian. Khi bị trầm cảm, các chất dẫn truyền thần kinh thiếu hụt, là nguyên nhân khiến não bộ khó gửi tín hiệu đến các cơ quan sinh dục, gây hiện tượng suy giảm ham muốn tình dục.

Triệu chứng tâm lý

Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân.

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Tâm trạng buồn bã.

Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi.

Khó tập trung hoặc không quyết đoán.

Giảm hứng thú hoạt động.

Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm.

Mệt mỏi, thiếu sinh lực.

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường có những sự thay đổi đột ngột về nội tiết nên dễ bị trầm cảm. Ảnh minh họa.

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh được áp dụng bằng phương pháp nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội, cần phải xác định được rõ dấu hiệu trầm cảm sau sinh của người mẹ mới có thể đưa ra các cách, phương pháp điều trị cho bệnh lý này.

Đối với dấu hiệu buồn sau sinh thường nhẹ và hồi phục tự nhiên, không điều trị đặc hiệu nào khác ngoài hỗ trợ và trấn an bệnh nhân.

Người bệnh bị trầm cảm nặng thì có cách điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc.

Đối với cách điều trị không dùng thuốc, dùng phương pháp tâm lý liệu pháp tập trung vào chính mình trong điều trị trầm cảm sau sinh. Tập trung mối quan hệ giữa bệnh nhân với người khác chủ yếu với chồng và với con.

Đối với cách điều trị dùng thuốc, đa số nghiên cứu hiệu quả của Fluoxetine, Sertraline, Venlafaxine trong điều trị trầm cảm sau sinh với liều chuẩn và dung nạp tốt. Nếu triệu chứng lo âu nặng thì phối hợp thêm Benzodiazepine (Alprazolam, Lorazepam). Thuốc chống trầm cảm bài tiết qua sữa khác nhau. Fluoxetine và Sertraline qua sữa khi cho con bú có biến chứng nặng trên trẻ sơ sinh nhưng biến chứng này hiếm gặp.

Đối với trầm cảm sau sinh nặng có nguy cơ tự tử thì cần cần phải sử dụng biện pháp choáng điện (ECT), biện pháp này cần dùng sớm ở bà mẹ trầm cảm sau sinh vì an toàn và hiệu quả điều trị cao. Lựa chọn phương pháp điều trị, điều quan trọng phải xem khả năng nhập viện lâu dài của bà mẹ có ảnh hưởng trên sự phát triển của con và mối liên hệ mẹ – con.

Thuốc điều trị bệnh trầm cảm có tác dụng phụ không?

Trên Báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc sử dụng thuốc Tây không những có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể và sức khoẻ. Việc lạm dụng thuốc trong điều trị chứng trầm cảm dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra để lại những tác dụng phụ xấu như: 

Làm người bệnh ngủ li bì trong thời gian dài. 

Mập, tăng cân rất nhanh hoặc gầy yếu rất nhanh.

Giảm trí nhớ từ từ.

Nhiều trường hợp gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.

Đau đầu, nhức đầu.

Cơ thể dần mất đi sức lực, trí lực giảm sút.

Nhớ nhớ quên quên, không minh mẫn.

Gây nên các bệnh lý nghiêm trọng khác như: suy thận, suy gan, viêm dạ dày… 

Làm người bệnh nghĩ đến tự sát. 

Gây suy giảm thể lực, làm người bệnh trở nên mệt mỏi hơn.

Nhờn thuốc, buộc phải dùng thuốc liên tục hoặc tăng liều trong thời gian dài để cảm thấy thoải mái, an thần… 

Theo L.Vũ (th)/Gia Đình.net

Tin liên quan

Bác sĩ nói gì sau trường hợp bé gái chào đời cùng vòng tránh thai?

Một sự việc hy hữu, bé gái nặng 3,5 kg chào đời cùng chiếc vòng tránh thai của mẹ trong...

Tắm nước nóng gây vô sinh, “giết” tinh trùng: Sự thật thế nào?

Trước thông tin cho rằng tắm nước nóng gây vô sinh do ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, chuyên...

Căn bệnh khiến Minh Tú sợ khó có con: Là bệnh lý phổ biến, dấu hiệu dễ bị bỏ qua

Thực tế, căn bệnh lạc nội mạc tử cung mà Minh Tú mắc là tình trạng thường gặp ở phụ...

Người phụ nữ U30 ‘mãn kinh’ như tuổi U50: Chuyên gia nhận định 2 món ăn được xem như ‘kẻ...

Chuyên gia nhận định tình trạng suy buồng trứng ngày càng trẻ hóa, đồng thời cho hay, 2 món ăn...

Từng dính nhiều lùm xùm vì phát ngôn xốc nổi, An Nguy khi làm mẹ đã thay đổi, nuôi dạy...

Trở về Mỹ sau lùm xùm tình ái với Kiều Minh Tuấn, An Nguy hiện sống rất ổn và đã...

Có biểu hiện lạ khi quan hệ với chồng nhưng chủ quan, hơn một năm sau người vợ 35 tuổi...

Khi quan hệ, dù thấy máu chảy ra nhiều nhưng người phụ nữ chủ quan, bỏ qua lời khuyên của...

Thực hư mũi tiêm giá 2 triệu giúp mẹ đẻ không đau

Liệu mũi tiêm này có gây tác dụng phụ không, có khiến mẹ đẻ không đau thật không là băn...

Tin mới nhất

Ghét em gái chồng luôn dẫn con sang nhà ăn chực, em đưa ra chiếc bát khiến tôi áy náy

1 giờ trước

Đến thăm mẹ vợ ốm, dì hàng xóm hỏi 2 câu, tôi liền về nhà đề nghị ly hôn

1 giờ trước

Lén tới thăm con trai, người phụ nữ bị dồn vào chân tường, nghe lời con nói càng đau hơn

1 giờ trước

Sống với bạn gái 1 tháng, phát hiện nước bẩn chảy ra từ căn phòng trống, tôi "bỏ của chạy...

1 giờ trước

Mỗi tháng đưa vợ 10 triệu chi tiêu, sau chuyến du lịch cùng công ty tôi, cô ấy đòi ly...

1 giờ trước

Dù nam hay nữ đều nên làm 5 điều này trước và sau khi "yêu", có 3 việc cần tránh,...

1 giờ trước

Bắt quả tang chồng ngoại tình, nhìn cách anh đối xử thậm tệ với nhân tình, tôi quyết định ly...

1 giờ trước

Chồng ghen lồng lộn khi biết tôi được người yêu cũ đỡ đẻ

1 giờ trước

Mẹ kế lên chăm con dâu ở cữ, khi bà về quê tôi sững sờ nghe vợ tiết lộ bí...

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình