Phụ Nữ Sức Khỏe

7 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ

Tuy tình trạng mẩn đỏ ở cổ không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại khiến trẻ rất khó chịu và bứt rứt.

Làn da của trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm nên rất dễ xuất hiện các nốt ban đỏ và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng mẩn đỏ thường kéo theo các triệu chứng như ngứa, rát,... khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, chán ăn và ngủ không ngon giấc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Chính vì thế, việc tìm ra nguyên nhân và theo dõi các dấu hiệu mẩn đỏ ở cổ của trẻ là điều rất cần thiết để có cách chăm sóc và điều trị. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẩn đỏ ở cổ trẻ sơ sinh.

Hăm da

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ có thể do hăm da vì ẩm ướt. Ảnh minh họa: Internet
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ có thể do hăm da vì ẩm ướt. Ảnh minh họa: Internet

Phần cổ của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên khiến các nếp gấp da ở ngấn cổ cọ xát vào nhau, dễ gây tổn thương cho da. Điều này sẽ dẫn đến việc da ở cổ bị hăm và xuất hiện các nốt mẩn đỏ. 

Nhiễm nấm Candia

Vùng da cổ thường bị ẩm ướt có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da vùng cổ của trẻ bị mẩn đỏ. Đồng thời, đây cũng nơi thức ăn và sữa dễ rơi vãi tạo điều kiện cho nấm Candina phát triển và gây ra các vết đỏ ở cổ. Lúc này, nấm Candina sẽ tạo thành những mảng da có màu đỏ giống như phát ban bình thường và khá khó để phân biệt.

Rôm sảy

Các vết rôm thường sẽ như những mụn nhỏ li ti có màu đỏ, chủ yếu xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi như cổ, trán,... của trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa: Internet
Các vết rôm thường sẽ như những mụn nhỏ li ti có màu đỏ, chủ yếu xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi như cổ, trán,... của trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, các vết rôm sẽ trông như những mụn nhỏ li ti có màu đỏ, chủ yếu xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi như cổ, trán,... Theo đó, khi trẻ bị nổi mẩn đỏ do rôm thì cần điều trị bằng cách giữ vùng da cổ khô ráo, thoáng mát hoặc có thể bôi thuốc mỡ, dầu dừa để chống hăm.

Mụn trứng cá

Nếu trẻ bị mẩn đỏ ở cổ dưới dạng những nốt nhỏ màu hồng có đầu đỏ hoặc trắng thì khả năng cao là bị mụn trứng cá. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ hormone của người mẹ trong quá trình mang thai. Theo đó, mụn trứng cá cũng là một dạng mẩn đỏ vô hại ở trẻ và thường xuất hiện vài ngày hoặc kéo dài vài tháng sau sinh. Đồng thời, nó có thể xuất hiện trên cổ, cằm, má, trán hoặc tất cả vị trí nào trên cơ thể.

Ban đỏ nhiễm độc

Tuy ban đỏ nhiễm độc đây không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi kỹ càng để tránh nhầm lẫn với những bệnh lý nguy hiểm khác. Ảnh minh họa: Internet
Tuy ban đỏ nhiễm độc đây không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi kỹ càng để tránh nhầm lẫn với những bệnh lý nguy hiểm khác. Ảnh minh họa: Internet

Khác với phát ban thông thường, ban đỏ nhiễm độc thường xuất hiện trện một vùng da rộng, thậm chí toàn thân. Cụ thể, vùng da phát ban thường nổi nhiều nốt mụn trắng hoặc vàng. Tuy đây không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi kỹ càng vì nó rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Viêm da dị ứng (Eczema)

Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở những vùng da có màu đỏ trên ngực, cánh tay, cổ, khuỷu tay, mặt,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do da khô, nhạy cảm, da mỏng hoặc do dị ứng. 

Vết cò mổ

Đây là vết mẩn đỏ do bẩm sinh nên bố mẹ không cần quá lo lắng và thường sẽ biến mất khi trẻ lớn dần mà không cần bất cứ sự can thiệp nào.

Bảo Bình (TH)

Tin liên quan

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người mẹ nên làm thế nào?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người thường sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong nhiều...

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ như muỗi đốt nên chăm sóc như thế nào?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể không quá nguy hiểm nhưng khiến bé khó chịu,...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là bị bệnh gì?

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ sẽ tự biến mất mà không...

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun

Giun là tác nhân gây ra khá nhiều căn bệnh và thường gặp ở trẻ. Theo đó, nhiễm giun có...

Cách cho bé ăn hạt óc chó kích thích não bộ phát triển, tăng chỉ số thông minh

Cho bé ăn hạt óc chó theo những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp trẻ nhận được lượng lớn...

Ba điều nhỏ giúp trẻ sống tự lập và có trách nhiệm

Mạnh dạn để trẻ làm việc nhà, không chiều chuộng bênh vực con quá mức... là những điều bố mẹ...

Những việc cha mẹ nên làm khi trẻ bị eczema

Eczema là chứng bệnh da liễu xuất hiện phổ biến cả ở trẻ em và người lớn. Những lưu ý...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

11 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

11 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 2 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 2 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 2 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 6 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình