Phụ Nữ Sức Khỏe

7 bài thuốc bổ dưỡng từ thịt gà ác

Theo y học cổ truyền, thịt gà ác có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có công dụng là món ăn đặc biệt bổ dưỡng với phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ em còi xương, người gầy yếu, ốm dậy, chán ăn...

Gà ác, còn được gọi là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo... Thịt gà ác ăn thơm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt gà thường. Để chữa bệnh, người ta thường dùng thịt gà ác kết hợp với một số vị thuốc thành các bài thuốc dùng trong các trường hợp sau:

Bài 1: Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.

Gà ác có công dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết.

Bài 2: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm với 10g kỷ tử, vài lát gừng tươi cho thật nhừ, cho thêm gia vị ăn nóng. Thích hợp dùng cho những người hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.

Bài 3: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng; hoàng kỳ100g rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ huyết, điều kinh, nên ăn trước kỳ kinh 3 ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.

Kỷ tử.

Bài 4: Gà ác 1 con, sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g. Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng. Dùng thích hợp cho người bệnh thiếu máu.

Bài 5: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g cho thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ tinh khí, cường gân cốt; dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.

Bạch thược.

Bài 6: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, tam thất 5g, thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị, hầm cách thủy đến khi chin, ăn nóng. Công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những bênh nhân bị gãy xương, đau xương khớp.

Bài 7: Gà ác 1 con, gạo tẻ 100g, bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị rồi hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.

Theo Bác sĩ Thanh Xuân/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Món ngon, thuốc quý từ cua đồng

Cua đồng không chỉ là món ăn dân dã được ưa chuộng, từ lâu cua được xem là vị thuốc...

Khoai sọ cũng là vị thuốc

Khoai sọ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: tinh bột, protid, lipid, galactose, Ca, P, F; các...

Bài thuốc từ dê

Dê được chăn nuôi thành đàn, thả rông, chủ yếu ở vùng núi cao. Thức ăn chính là cỏ và...

Món ăn bài thuốc từ con lươn

Con lươn là món ăn đặc sản của người Việt Nam. Con lươn còn là vị thuốc quý trong y...

Gừng - Vị thuốc phòng cảm lạnh

Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của...

Món ăn thuốc phòng, trị đau đầu

Theo Đông y, đau đầu thường do “nội thương và ngoại cảm”. Nếu do nội thương phần nhiều do máu...

Những bài thuốc từ cây rau má

Để chữa viêm amidan, dùng cây rau má tươi giã nát vắt lấy nước cốt, thêm giấm ngậm nuốt từ...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

15 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

16 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

16 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

20 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình