Phụ Nữ Sức Khỏe

6 đồ uống giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tại các địa phương trên cả nước có xu hướng tăng cao. Việc phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

Trong giai đoạn quan trọng, có sự gia tăng tính thấm mao mạch và sốc có thể xảy ra nếu một lượng lớn huyết tương bị mất do rò rỉ. Trường hợp cần truyền dịch phải theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý truyền dịch có thể gây nguy hiểm. Điều người bệnh nên làm là tự bù nước tại nhà bằng đường uống để cải thiện triệu chứng bệnh.

Theo ThS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bệnh sốt xuất huyết thường có sốt, mệt mỏi. Khi bị sốt, cơ thể mất nước nên người bệnh cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi. Việc uống nước lọc hoặc nước oresol nhiều lần trong ngày giúp bù điện giải quan trọng.

Dưới đây là một số thức uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết:

1. Oresol rất quan trọng với người bệnh sốt xuất huyết

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng oresol.

Dung dịch Oresol: Pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên pha với nước đun sôi để nguội, tránh pha với sữa, nước khoáng hay nước trái cây. Không thêm đường vào dung dịch sau khi pha, không chia nhỏ gói ORS để pha thành nhiều lần cũng như pha quá đậm đặc vì sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng.

2. Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao.

Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...

Các khoáng chất có trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

3. Nước ép trái cây

Nước cam.

Nước ép trái cây là nguồn cung cấp chất điện giải tốt cho cơ thể, nên cho người bệnh sốt xuất huyết uống thay vì chỉ uống nước lọc. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali và natri, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tính vững bền của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết.

4. Nước ép củ cải đường

Nước ép củ cải đường.

Củ cải đường rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do. Nó có vitamin A, C, K và các khoáng chất thiết yếu, giúp ngăn ngừa sự suy thoái của mạch máu và sự phát triển của các vấn đề về tuần hoàn. Bằng cách uống nước ép củ cải đường thường xuyên, người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Củ cải đường là một phương thuốc tuyệt vời tại nhà để chống mệt mỏi và các triệu chứng tương tự của bệnh sốt xuất huyết. Vì củ cải đường có hàm lượng sắt rất cao nên nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu. Hỗn hợp từ củ cải đường và nước chanh không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn tăng cường hấp thu hàm lượng sắt vào cơ thể.

5. Nước nha đam

Nước nha đam.

Nha đam có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, natri, đồng và vitamin C, E và B. Vì vậy, nước ép nha đam có ứng dụng y học rất lớn và là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết.

6. Sữa

Sữa.

Ngoài đồ uống điện giải nói chung, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết có thể uống sữa để giảm triệu chứng sốt xuất huyết thay vì chỉ uống nước lọc.

Sữa là thực phẩm giàu protein thường được dùng để bổ sung dưỡng chất hàng ngày hoặc khi bị ốm. Nhiều người khi bị sốt xuất huyết lại không dám uống sữa vì cho rằng sữa gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất, chứa chất điện giải natri 42mg/100g, kali 156mg/100g, đồng thời chứa vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie và kẽm rất cần thiết để thực hiện mọi chức năng của cơ thể giúp người bệnh nhanh hồi phục. Sữa dạng lỏng nên phù hợp với người bệnh đang trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Sữa cũng dễ tiêu hóa và hấp thu nên có thể giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.

Sốt xuất huyết là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu chủ quan có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Vì vậy, người bệnh sốt xuất huyết cần phải có ý thức trong việc ăn uống, tuyệt đối không nên uống trà đặc, cà phê, uống rượu. Tất cả những đồ uống này đều chứa caffeine, khiến não bị kích thích, huyết áp tăng, tim đập nhanh hơn và cơ thể mệt mỏi hơn cản trở quá trình phục hồi của bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân sốt xuất huyết khi uống trà đặc còn làm giảm tác dụng của một số loại thuốc hạ sốt. Hơn nữa, trong trà có chứa một số chất làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt nặng hơn.
 
Theo Bảo Châu/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Bác sĩ cảnh báo không nên cạo râu vào 3 thời điểm này nếu không muốn da bị nhiễm trùng

Cạo râu là một hoạt động thường xuyên của nam giới, tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo không...

Cách phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ thường tự khỏi, với triệu chứng kéo dài từ 2 - 4 tuần, tuy nhiên bệnh...

'Thủ phạm' gây đau mắt đỏ

Biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ do virus Coxsackie A24 là viêm kết mạc xuất huyết,...

Tại sao dạ dày bị tổn thương nhiều hơn khi chúng ta già đi?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày khi chúng ta già đi và thường bắt nguồn từ...

Sốt xuất huyết gia tăng, chuyên gia lưu ý cách chăm sóc người bệnh tốt nhất

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, thành phố đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất...

Tự chữa đau mắt tại nhà, cô gái mất thị lực

Nữ sinh Đại học Quốc gia Hà Nội thấy ngứa mắt, đỏ, cộm nên nghĩ mình bị đau mắt đỏ,...

Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư vùng đầu cổ

Ung thư vùng đầu cổ là loại ung thư phức tạp nên tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ...

Tin mới nhất

Vừa về ra mắt nhà bạn trai, vừa nghe cháu của anh vô tư nói một câu, tôi xách đồ...

1 giờ trước

Kết quả ADN đích thị là con mình nhưng lại y đúc hàng xóm, cay đắng biết sự thật tôi...

1 giờ trước

Ly hôn năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu...

1 giờ trước

Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền...

1 giờ trước

Ly hôn chồng rồi bỏ quê lên thành phố, ngày trở về tôi lặng người khi thấy cảnh tượng trong...

1 giờ trước

Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám...

1 giờ trước

Đi ngang nhà chồng cũ, anh chặn xe lại rồi dúi vào tay tôi một thứ khiến tôi hoang...

1 giờ trước

Lần nào đi ngang nhà chồng cũ, anh cũng chặn xe tôi lại rồi dúi vào tay tôi một thứ...

2 giờ trước

Thấy chiếc áo ren đỏ trên xe chồng, tôi không ghen mà đem ném thẳng nó vào người một nhân...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình