Củ sắn
Sắn là nguồn cung cấp calo quan trọng sau lúa gạo và ngô, nó cung cấp cho hơn 600 triệu người mỗi ngày trên toàn cầu. Đây là 1 loại củ thường thấy phổ biến ở châu Phi, Nam Mỹ và một phần châu Á. Của sắn có thể nướng, luộc hay có thể xay, nghiền thành bột để chế biến các món ăn khác.
Theo một nghiên cứu của Giáo sư Peter Spencer (Đại học Y khoa Oregon) nếu chế biến không đúng cách, thì loài củ này sẽ có thể là một loại độc dược gây tử vong. Theo giáo sư loài thực vật tự nhiên này chứa hydrogen cyanide – một hợp chất được quy định nghiêm ngặt trong quá trình chế biến và sản xuất chất độc.
Nếu bạn không tuân thủ các cách chế biến củ sắn như lên men, lột vỏ, sấy khô và nấu chín thì có nghĩa là bạn đang ăn trực tiếp xyanua.
Điều đó có thể ảnh hưởng đến kích thích tố tuyến giáp và làm hư hại các tế bào thần kinh trong não liên quan đến sự vận động. Ngoài ra, bạn không nên ăn sắn lúc đói bụng hoặc chưa ăn gì, nó có thể khiến bạn bị ngộ độc dẫn đến nôn ọe, tiêu chảy.2.
Mía
Thật ra, cây mía không hề có hại nhưng nếu bạn để nó quá lâu (khoảng 1 tháng) thì trên cây mía sẽ xuất hiện các vết mốc trắng. Lúc đó, cây mía không chỉ mất đi độ ngọt mà các vết mốc trắng xuất hiện trên thân mía có thể làm người sử dụng nhiễm độc do nó gây ra.
Loại nấm này được gọi là artbrinium, sản sinh chất độc có thể gây nôn, co giật, co thắt và hôn mê, ảnh hưởng đến thần kinh lâu dài, đặc biệt là đối với trẻ em.
Khoai tây
Khoai tây là một loại củ được mọi người sử dụng thường xuyên. Bởi nó dễ ăn và cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, chất xơ, sắt có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, loại thực phẩm này có thể là một chất độc hại nếu nó đã nảy mầm hoặc chuyển sang màu xanh lục. Trong bản thân các củ khoai tây này có một chất độc gọi là solanine, một chất rất độc đối với cơ thể con người.
Nếu ăn với lượng ít, solanine có trong khoai tây có thể gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Thậm chí có thể gây ra mê sảng, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại,…
Quả vải
Vải là một loài trái cây ưa thích của nhiều người. Trong quả vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp phòng chống nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, nếu quả này khi chưa chín, đặc biệt là đối với những người nhịn bữa tối và trẻ em suy dinh dưỡng thì nó có thể là một loại quả độc hại thậm chí gây tử vong.
Theo một nghiên cứu gần đây, trong quả vải chưa chín có rất nhiều độc tố. Đặc biệt khi đang đói, lúc đó cơ thể sẽ bắt đầu chuyển hóa axit béo để sản xuất glucose, chất độc từ vải sẽ phá vỡ sự trao đổi chất của các axit béo khiến cho lượng đường trong máu suy giảm trầm trọng và dẫn đến viêm não với triệu chứng sốt, co giật rồi bất tỉnh.
Quả khế
Khế là một loại quả rất quen thuộc ở cấc nước châu Á, nhất là Việt Nam. Quả khế không những dùng làm gia vị chế biến tạo nên những món ăn ngon, mà khế còn có tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên, khế có chứa các độc tố ảnh hưởng đến não và có thể gây ra rối loạn thần kinh. Đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh mãn tính, nhất là liên quan đến thận, bạn không nên ăn loại quả này. Đây cũng là lý do giải thích tại sao những người mắc bệnh thận lại bất ngờ bị đột quỵ và tử vong sau khi ăn khế.
Trong khế có chứa caramboxin khiến người mắc bệnh thận dễ rơi vào các trường hợp trên.
Đậu đỏ
Nhiều loại đỗ có chứa chất độc phytohemagglutinin nhưng nồng độ đặc biệt cao trong đỗ đỏ sống. Mức độ này sẽ giảm đáng kể khi đỗ được nấu chín.
Chỉ cần 4 - 5 hạt đậu sống là đủ để gây ra các triệu chứng trong vòng 1-3 giờ sau khi ăn phải, gồm nôn mửa và tiêu chảy, thậm chí đau dạ dày.
Chất này có trong nhiều sản phẩm tự nhiên, nhưng lại đặc biệt cao ở đậu đỏ. Để loại bỏ chất này, nên ngâm đậu chừng năm giờ rồi nấu trong ít nhất 30 phút.