Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên dùng đầu gối khi ngồi, đi, chạy và đứng. Ngoài ra, đầu gối còn giúp bạn chịu lực từ cân nặng của bạn nên đầu gối rất dễ bị quá sức. Đó là lý do tại sao sức khỏe của đầu gối rất quan trọng. Tuy nhiên do tuổi tác, đầu gối ngày càng dễ chấn thương và do sử dụng nhiều nên có nguy cơ dẫn đến viêm xương khớp gối.
Viêm xương khớp gối là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh khớp và là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Nó thường đi kèm với các triệu chứng như đau, sưng và cứng, thường nặng hơn theo thời gian.
Hãy cùng tìm hiểu những điều cần chú ý để tránh tổn thương đầu gối thông qua những nội dung được giới thiệu trên kênh thông tin y tế 'Web MD' của Mỹ.
1. Bỏ qua những cơn đau
Thỉnh thoảng bạn thường hay bị đau đầu gối và cho đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau khiến bạn gặp khó khăn khi làm các công việc thường ngày thì bạn nên đi kiểm tra. Khi cơ thể chúng ta liên tục gửi tín hiệu rằng có điều gì đó không ổn, điều đó có nghĩa là thật sự có vấn đề. Có thể có những thiệt hại mà chính bản thân bạn cũng không biết.
2. Trọng lượng cơ thể bạn quá nặng
Cân nặng của bạn áp dụng lực lên đầu gối. Do đó, khi bạn tăng cân quá nhiều có thể gây áp lực lớn cho các khớp. Nếu bạn thừa cân thì khả năng bị viêm xương khớp gối của bạn sẽ cao hơn người khác.
Vì vậy việc giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục là rất quan trọng, nhưng trong trường hợp đầu gối của bạn bị đau, bạn nên chọn các bài tập không quá sức. Bạn nên chọn máy đạp xe tại nhà hơn là máy chạy bộ và đi bộ trên mặt đất bằng phẳng thay vì đồi dốc.
3. Không hoàn thành việc phục hồi chức năng và nghỉ ngơi đầy đủ sau khi bị chấn thương
Sau khi bị chấn thương đầu gối, cần phục hồi chức năng và nghỉ ngơi đầy đủ để ngăn ngừa đau đớn hoặc tái phát trong tương lai. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tổn và cách điều trị, nó có thể mất vài tuần đến vài thái để hồi phục.
Nhiều bệnh nhân muốn hoạt động trở lại như bình thường khi họ ngừng đi khập khiễng, nhưng nếu làm như vậy thì đầu gối của bạn có thể bị quá sức. Bạn nên tập trung vào việc tăng cường sức mạnh dần dần cho đầu gối.
4. Không cẩn thận khi chơi các môn thể thao mạnh
Mô liên kết nối các xương với nhau được gọi là dây chằng, một trong những dây chằng bị thương nhiều nhất ở đầu gối chính là dây chằng chéo trước. Dây chằng chéo trước là một trong hai dây chằng chéo ở giữa đầu gối, kết nối xương đùi với xương chày và giúp ổn định khớp gối.
Bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền là những môn thể thao có nguy cơ rất cao gây đứt dây chằng chéo trước. Do đó, cần đặc biệt chú ý khi chơi những môn thể thao này.
5. Tập thể dục quá sức
Nếu bạn tăng cường độ hoặc thời gian tập luyện đột ngột, bạn có thể bị chấn thương do sử dụng quá mức và áp lực bị lặp đi lặp lại. Nhất định phải giãn cơ trước và sau khi tập thể dục. Sau vài bạn tập thể dục cường độ cao, thì sau đó hãy giảm cường độ xuống để cơ thể có thể hồi phục.
6. Không để ý đến các cơ xung quanh đầu gối
Nếu bạn có cơ bắp yếu và thiếu linh hoạt, bạn rất dễ bị chấn thương đầu gối. Nếu các cơ xung quanh xương bánh chè, hông và xương chậu khỏe, chúng có thể hấp thụ một số áp lực do cơ thể tác động lên khớp và giúp hỗ trợ nó, vì vậy nó có thể làm cho đầu gối bạn ổn định và duy trì sự cân bằng. Điều quan trọng là bạn phải tăng cường cho các cơ cốt lõi, cơ tứ đầu và cơ gân kheo.
Theo Kormedi