Phụ Nữ Sức Khỏe

6 dấu hiệu nhiễm độc thai nghén chính xác nhất mà mẹ bầu cần biết ngay

Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm, gây ra sảy thai, sinh non, tiền sản giật, sản giật.

Nhiễm độc thai nghén là bệnh lý chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Theo đó, nó thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ với biểu hiện nghén nặng và ở cuối thai nghén (3 tháng cuối) thì có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Ngoài ra, khi sản phụ bị nhiễm độc thai nghén thì trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ. Nếu tình trạng nhiễm độc nặng không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những dấu hiệu của bệnh nhiễm độc thai nghén giúp mẹ nhận biết chính xác nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Để phòng tránh nhiễm độc thai nghén, các bà bầu cũng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý và thăm khám bác sĩ thường xuyên (Ảnh: Internet).

Phù chân

Hiện tượng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ dẫn đến phù chân, có thể nhận biết bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân và sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của các ngón tay. Trường hợp nặng có thể xảy ở mặt và cả hai bàn tay. Tuy nhiên, nhiều bà bầu rất có thể nhầm lẫn giữa hiện tượng phù chân do thai nghén và phù chân do bị nhiễm độc thai nghén.

Do đó, thai phụ cần chú ý, nếu ngủ gác chân lên cao sau một đêm, hiện tượng phù chân biến mất thì nguyên nhân là do thai lớn chèn ép các tĩnh mạch, đây là điều thường gặp ở phụ nữ mang thai. Còn ngược lại, nếu sau một đêm mà không hết, bạn cần nhanh chóng đến đến các cơ sở y tế để kiểm tra vì rất có thể bạn đã bị nhiễm độc thai nghén.

Tăng cân nhanh

Trường hợp trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, có thể tăng đến 500gr/tuần thì có thể bạn đã bị nhiễm độc thai nghén. Nguyên nhân là do cơ thể bị giữ nước, khi đó bạn phải gặp nhân viên y tế để xét nghiệm nồng độ đạm niệu. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đạm niệu lớn hơn 0,3g/lít thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm độc thai nghén.

Huyết áp tăng

Trong những tháng cuối thai kỳ nếu có dấu hiệu tăng huyết áp từ 15 - 30mmHg so với trước thai kỳ hoặc huyết áp đo được từ 140/90mmHg, sản phụ cần được theo dõi cẩn thận và điều trị nhiễm độc thai nghén để phòng ngừa tiền sản giật và sản giật.

Khi phát hiện hiện tượng phù chân, nếu chưa đến thời gian tái khám, bạn cũng nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe. Nếu phát hiện có đạm niệu cao, người nhà nên nhanh chóng đưa thai phụ đến các bệnh viện có chuyên khoa sản để được điều trị (Ảnh: Internet).

Tiền sản giật

Đây là biến chứng vô cùng nghiêm trọng của nhiễm độc thai nghén. Theo đó, phụ nữ bị tiền sản giật có biểu hiện như choáng váng, buồn nôn, mờ mắt, phù hai chi dưới, tiểu ít, tăng lượng protein trong nước tiểu, tăng huyết áp trên 160/100mmHg. 

Sản giật

Hiện tượng này thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc sau sinh. Đối với trường hợp sau sinh biến chứng sẽ ít nguy hiểm hơn, thường xảy ra vài giờ sau sinh. Tuy nhiên, sản giật khi chuyển dạ và trong thời gian mang thai lại có biến chứng rất nghiêm trọng. Theo đó, sản phụ sẽ bị co giật mạnh, mắt đảo rồi giật, toàn cơ thể co cứng, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trên rồi ngừng thở và chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân.

Thậm chí, sản phụ có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng kên khi giật. Nếu sản giật không được xử trí nhanh thì rất dễ dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí dẫn đến tử vong.

Nam Phong (TH)

Tin liên quan

Nhiễm độc thai nghén là gì và có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

Mẹ bầu cần biết đến triệu chứng nhiễm độc thai nghén là gì để có biện pháp ngăn ngừa và...

Bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên ăn uống thế nào cho đúng cách?

Đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý là điều vô...

Cách trị đau đầu cho bà bầu an toàn, không cần dùng thuốc

Chứng đau đầu sẽ thôi ám ảnh mẹ bầu với những cách làm an toàn, đơn giản dưới đây.

Bài tập yoga cho bà bầu tháng cuối để giảm mệt mỏi, chuyển dạ nhanh

Các bài tập yoga cho bà bầu chủ yếu vận dụng cách điều hòa hơi thở và sự vận động...

10 món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu tránh bị sảy thai

Dinh dưỡng cho bà đầu trong 3 tháng đầu cần được chú trọng vì đây là nền tảng đầu tiên...

5 dấu hiệu bà bầu chuyển dạ dễ nhận biết và chính xác nhất

Nếu mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ em bé sắp chào đời và mẹ...

Cách trị mụn trứng cá cho bà bầu theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh thường trực của các bà bầu. Những gợi ý của bác sĩ chuyên...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 5 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình