Phụ Nữ Sức Khỏe

6 cách làm mới không khí gia đình

Thỉnh thoảng hãy tổ chức một cuộc họp gia đình, đặt câu hỏi, phân công nhiệm vụ và thảo luận thường xuyên để "bôi trơn" mối quan hệ và đi đúng hướng với mục tiêu của gia đình.

Ảnh minh họa: Internet

 

Xem lại các tình huống gia đình trong quá khứ

Trong cuộc sống gia đình, những tình huống trong quá khứ luôn là một phần quan trọng để xây dựng tương lai. Khi xác định chính xác nơi bạn gặp phải xích mích trong hôn nhân, xác định nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề đó, bạn sẽ giải quyết và khắc phục được trong tương lai. Khi đánh giá đúng từng tình huống quá khứ ấy, bạn sẽ biết cần cải thiện ở đâu, các điểm mạnh của mỗi thành viên và nỗ lực nhiều hơn.

Thảo luận về tình trạng hiện tại

Các thành viên trong nhà phải học cách luôn nói thật với nhau và tự hỏi những câu hỏi quan trọng như: Bạn có hài lòng với tình trạng hiện tại của gia đình mình không (thu nhập, điều kiện sống, nguyên tắc chung sống…)? Mỗi thành viên có thể làm gì để cải thiện tình trạng hiện tại?

Nếu hiện tại cả nhà đang thực hiện tốt các mục tiêu và kế hoạch thì sẽ có động lực để tiếp tục. Giả sử có điều gì làm chưa tốt, các cuộc thảo luận sẽ giúp các thành viên kiểm tra, đánh giá lại các chiến lược của mình. Thỉnh thoảng hãy tổ chức một cuộc họp gia đình, đặt câu hỏi, phân công nhiệm vụ và thảo luận thường xuyên để "bôi trơn" mối quan hệ và đi đúng hướng với mục tiêu của gia đình.

Phân tích các vấn đề cần nâng cấp hoặc loại bỏ

Hãy dành thời gian thực hiện phân tích để xác định lĩnh vực trong cuộc sống gia đình bạn cần được nâng cấp hoặc loại bỏ hoàn toàn. Điều này cần sự dũng cảm vì nó có thể làm thay đổi thói quen của các thành viên. Nhưng nó tạo ra sự gắn kết mới, thúc đẩy sự phát triển của gia đình trong tương lai.

Đừng bỏ cuộc

Đừng từ bỏ ước mơ, mục tiêu gia đình mà các thành viên đã cùng vun đắp để phấn đấu vì những điều tốt đẹp hơn. Những kỳ vọng của cả nhà có thể không đến như dự tính nhưng hãy làm cho không khí gia đình tốt đẹp và mới mẻ hơn mỗi ngày. Trong mọi trường hợp, hãy tiếp tục tiến lên như một gia đình và đừng bỏ cuộc.

Học cách nghỉ ngơi

Học cách nghỉ ngơi và nghỉ ngơi cùng gia đình khi bạn cần. Cơ thể bạn sẽ suy sụp nếu bạn không lắng nghe và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi để phục hồi sức sống cho cơ thể bạn. Đây không phải là một dạng yếu đuối hay lười biếng, nó rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Gia đình cũng cần được nghỉ ngơi, thoát ra khỏi sự hối hả, nhộn nhịp. Mọi thành viên trong gia đình bạn đều cần điều này theo thời gian.

Luôn khuyến khích và tôn vinh nhau

Khi bạn hay thành viên nào đó thất vọng, hãy biết động viên chính mình và động viên nhau. Khi bất kỳ ai trong nhà không cảm thấy hứng thú hoặc không thích điều gì đó, hãy khích lệ họ tiếp tục vận động. Và khi ai đó đạt được một số cột mốc quan trọng, ngay lập tức tự ăn mừng. Vì cho dù tiến bộ có nhỏ đến đâu cũng là kết quả của một quá trình nỗ lực, cố gắng, cần được khuyến khích và tôn vinh. Đó chính là những "viên gạch nhỏ" xây nên không khí mới đầy năng lượng của gia đình.

 
Theo Thảo Chi/Phụ nữ Việt Nam
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:
  • cha mẹ

Tin liên quan

Trẻ cận thị ngày càng nhiều, phụ huynh nên làm gì?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì vào năm 2050, số trẻ em ở Việt Nam...

Có quá nhiều bài tập về nhà phải làm, bé gái chạy vào ôm bố khóc nức nở khiến cư...

Cô bé chạy vào ôm bố khóc nức nở và nói: “Bài tập về nhà quá nhiều khiến tay con...

Bé trai 7 tuổi yếu liệt tứ chi theo cơn, đi khám bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh tưởng...

Bé trai bị yếu liệt tứ chi theo cơn, kèm theo tình trạng nói khó nên được gia đình đưa...

Cách xử lí thông minh của cha mẹ khi con trẻ có thói quen "ăn vạ"

Nếu con trẻ có thói quen ăn vạ, cha mẹ hãy ghi nhớ những cách giải quyết dưới đây.

Hiểu kỹ hơn về bệnh rung lắc ở trẻ để tránh những mối hiểm họa tiềm ẩn

Nhiều ông bà, cha mẹ có thói quen lắc hoặc rung như cách dỗ dành mỗi khi trẻ khóc, sốt...

Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?

Trẻ thường có thói quen thích xem tivi hơn học bài. Những lúc như thế bố mẹ thường dễ nổi...

Cảnh báo trẻ "nghiện" điện thoại: Nguy cơ khôn lường, 20 tuổi thoái hoá khớp ngón tay

Sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử làm trẻ nhỏ thường tập trung vào thiết bị mà quên đi...

Tin mới nhất

Khám phá ưu thế tạo nên sức hút của dự án Him Lam Thường Tín

10 giờ trước

Gián và chuột sợ nhất thứ này, đặt ở góc phòng là không bao giờ thấy chúng ẩn nấp trong...

19 giờ trước

Có gì đặc biệt trong chiếc đồng hồ cơ đeo tay mỏng nhất thế giới?

19 giờ trước

Người lao động Hà Nội được hỗ trợ đưa đón, vé tàu xe về quê dịp Tết 2025

20 giờ trước

Một số điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

1 ngày 16 giờ trước

Bí quyết thọ 101 tuổi của vị bác sĩ đạt kỷ lục Guinness vì có thời gian hành nghề lâu...

1 ngày 16 giờ trước

Giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2024 sinh năm 1984

1 ngày 17 giờ trước

Tỷ lệ nam sinh Nhật Bản chưa có nụ hôn đầu cao kỷ lục

1 ngày 17 giờ trước

Gói vay mua nhà ở xã hội 120.000 tỉ đồng vẫn ế, vì sao?

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình