Thịt gà là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong thịt gà có bộ phận như da, phao câu, cổ, cánh… đều được coi là ngon nhưng lại không nên ăn nhiều.
Da gà
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh Dưỡng Quốc gia) cho hay, da gà là thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Da gà vẫn có thể ăn được, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh, không ăn quá nhiều. .
Kẻ cả người có bệnh lý vẫn ăn được da gà. Khi ăn uống cân đối dinh dưỡng trong tổng hoà bữa ăn thì không cần kiêng.
Phao câu gà
Bên cạnh da gà vì phao câu gà là bộ phận được rất nhiều người thích ăn do béo và ngậy. Tuy nhiên, thực phẩm thơm ngon này cũng được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên hạn chế ăn nhiều.
Phao câu chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể. Hiện thực phẩm nhiều, do đó không nên tận dụng bộ phần này ăn. Nếu ăn cần hạn chế và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên ăn liên tục trong thời gian dài.
Ngoài chất béo có hại, phao câu gà còn nhiều vi khuẩn gây hại như E.Coli, Salmonella. Do vậy, các gia đình cần phải làm sạch bộ phận này khi ăn.
Cánh gà
Cánh gà được nhiều người thích ăn. Ăn 1-2 cái cánh gà thì không có gì lo ngại, nhưng ăn quá nhiều lại không tốt. Cánh gà chứa nhiều cholesterol, nếu thích ăn phần thịt cánh lo ngại cholesterol thì nên bỏ da.
Cổ gà
Cổ gà cũng là phần da chứa nhiều chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất béo bão hòa dễ gây béo phì tăng mỡ máu, tạo mảng xơ vữa mạch máu cũng như kéo theo các vấn đề chuyển hóa khác của cơ thể.
Vùng cổ gà còn là nơi chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết. Do vậy, bộ phận này cũng được khuyến cáo không nên ăn nhiều. Nếu thích ăn nên bỏ phần da, loại bỏ hạch để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
Lòng, mề gà
Ngoài phao câu, cổ, cánh, cổ, da thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn lòng mề gà quá nhiều. Do nội tạng gà thường nhiều cholesterol, tiềm ẩn nhiều nguy hại như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán.
Theo bác sĩ, bộ phận này nên vứt bỏ không cần tận dụng. Trong trường hợp muốn ăn thì ăn với số lượng hạn chế và phải đảm bảo làm sạch vì bộ phận này chứa nhiều chất thải, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh.