Phụ Nữ Sức Khỏe

5 vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ giới

Căng thẳng, trầm cảm, rối loạn tuyến giáp, vấn đề về nội tiết là những tình trạng sức khỏe thường xảy ra ở phụ nữ.

Mặc dù các vấn đề sức khỏe xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, phụ nữ có thể dễ gặp phải một số tình trạng riêng biệt, đáng được quan tâm đặc biệt.

Điều quan trọng là mỗi phụ nữ phải được tiếp cận với kiến ​​thức về các tình trạng sức khỏe của mình, không chỉ về hệ thống sinh sản, mà liên quan đến tất cả khía cạnh của cơ thể. Nhận thức được những điều này có thể thúc đẩy lối sống lành mạnh, cách tốt nhất để tránh bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan hình con bướm nhỏ nằm ở phía trước cổ. Các hormone do tuyến giáp tiết ra giúp duy trì sự trao đổi chất của cơ thể. Việc sản xuất quá mức hoặc ít hormone tuyến giáp có thể dẫn đến cường giáp và suy giáp. Trong khi cường giáp gây giảm cân, mệt mỏi, rụng tóc và khô da, suy giáp dẫn đến tăng cân, rối loạn giấc ngủ và yếu cơ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp cao hơn nam giới từ 5 đến 8 lần.

Phụ nữ rất dễ bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Ảnh: Womenshealthmagazine.

Làm thế nào để ngăn chặn:

Không thể ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp, một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ bao gồm:

- Bỏ hút thuốc.

- Hạn chế tiêu thụ đậu nànhvà các sản phẩm từ đậu nành.

- Giảm căng thẳng bằng cách thiền, thở sâu, thực hành chánh niệm và tập yoga.

Vấn đề về tiết niệu

Theo Medical News Today, phụ nữ có nguy cơ mắc các vấn đề về tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), và chứng són tiểu (không có khả năng giữ nước tiểu). Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) trong cơ thể phụ nữ nằm gần âm đạo và trực tràng (phần cuối cùng của ruột). Điều này khiến vi khuẩn từ trực tràng dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, quá trình lão hóa, béo phì và sinh nở cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng són tiểu ở phụ nữ.

Làm thế nào để ngăn chặn:

- Uống đủ nước và đi tiểu thường xuyên để đào thải các vi khuẩn có hại ra khỏi đường tiết niệu.

- Tiêu thụ nước ép nam việt quất để duy trì độ pH và sức khỏe của đường tiết niệu.

- Thực hành các bài tập sàn chậu như kegel để giúp giải quyết chứng tiểu không tự chủ.

Bệnh tự miễn

Theo Health Grades, các bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công nhầm tế bào của nó. Trong khi có hơn 100 bệnh tự miễn dịch, nhiều vấn đề thường gặp hơn ở nữ giới.

Các bệnh tự miễn dịch phổ biến ở phụ nữ bao gồm viêm khớp dạng thấp (đau và cứng khớp), lupus (viêm ở nhiều bộ phận của cơ thể), đa xơ cứng (tổn thương dây thần kinh), rối loạn tuyến giáp, bệnh vẩy nến (viêm da) và bệnh tiểu đường type I.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ dậy thì, mang thai và mãn kinh khiến phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch cao hơn. Ngoài ra, mức độ cao hơn của một số protein, chẳng hạn protein 3 giống tiền đình (VGLL3) và protein BAFF, trong cơ thể cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch.

Làm thế nào để ngăn chặn:

Trong khi các bệnh tự miễn không thể được ngăn ngừa, khả năng phát triển chúng có thể được giảm bớt bằng cách quản lý các yếu tố nguy cơ.

- Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc vì nó làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn dịch như lupus, cường giáp, viêm khớp dạng thấp và đa xơ cứng.

- Tập thể dục thường xuyên vì các mô mỡ thừa thúc đẩy quá trình viêm và có thể gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

- Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, statin (thuốc giảm cholesterol), thuốc huyết áp (thuốc chống tăng huyết áp) vì chúng có thể gây ra các bệnh tự miễn do thuốc gây ra.

Căng thẳng, trầm cảm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất đối với phụ nữ và tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ dưới 60 tuổi. Trầm cảm có thể kéo dài hơn vài tuần và cản trở cuộc sống hàng ngày.

Sự dao động nội tiết tố có thể gây ra tình trạng này, đặc biệt là sau khi mang thai hoặc xung quanh thời kỳ mãn kinh. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử gia đình, các vấn đề hôn nhân, bệnh mạn tính, sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, lạm dụng thể chất hoặc tình dục,...

Công việc, bệnh mạn tính, thời kỳ mang thai và sau khi sinh con có thể khiến phụ nữ dễ bị căng thẳng, trầm cảm. Ảnh: Womenshealthmagazine.

Làm thế nào để ngăn chặn:

- Gia đình và bạn bè nên chăm sóc về thể chất, tinh thần và tình cảm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và ngay sau khi sinh em bé.

- Đăng ký tham gia các lớp học trước, trong khi mang thai và sau khi sinh.

- Đảm bảo thăm khám tiền sản thường xuyên và tầm soát trầm cảm cho bà mẹ mới sinh con.

- Bổ sung rau tươi, chất béo lành mạnh, carbohydrate và chất đạm để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng.

- Tập thể dục thường xuyên trong ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Loãng xương

Đây là bệnh rối loạn về xương gây ra sự suy thoái của khối lượng xương và các mô, dẫn đến xương dễ gãy, dễ bị gãy. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển loãng xương hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, thiểu năng sinh dục (tuyến sinh dục sản xuất ít hoặc không có hormone sinh dục). Nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ có thể mất tới 20% mật độ xương trong vòng 5-7 năm sau khi mãn kinh.

Bên cạnh đó, chỉ số khối cơ thể thấp, thiếu thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn, thiếu vitamin D, mật độ khoáng xương thấp và các bệnh tự miễn (như viêm khớp dạng thấp) cũng gây loãng xương ở phụ nữ.

Làm thế nào để ngăn chặn:

- Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu vì nó có thể gây ra.

- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, hạt chia, quả hạnh, và rau lá xanh vào chế độ ăn uống.

- Ở ngoài nắng ít nhất nửa giờ để kích hoạt quá trình sản xuất vitamin D trong cơ thể. Sử dụng bổ sung vitamin D sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

- Thường xuyên tập một số bài tập trọng lượng và tăng cường cơ bắp.

Theo Phương Mai/ Zing News

Tin liên quan

5 thói quen tập thể dục vào mùa hè rất dễ gây đột tử, người Việt sau tuổi 40 hay...

Trong thời tiết mùa hè nóng bức, nhiều người có thói quen vận động quá sức để ra mồ hôi,...

Đậu mùa khỉ: Bóng ma khó lường từ quá khứ

Theo đài NPR, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang xem xét việc đặt một cái tên mới cho...

'Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ': Chuyên gia lý giải mối quan hệ giữa lạc quan và tuổi...

Liệu có tồn tại mối liên hệ nào giữa suy nghĩ lạc quan và việc sống lâu không? Theo nghiên cứu...

Dấu hiệu âm thầm cảnh báo bạn đang bị gan nhiễm mỡ

Những người bị gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu cảnh báo như...

Sự nguy hiểm của hội chứng 'siêu nam' nhiều đàn ông mắc

Những người mắc hội chứng "siêu nam" sẽ có 47 nhiễm sắc thể và bộ ba XYY. Khi còn nhỏ,...

Loại ký sinh trùng hút máu thường có trên giường ngủ

Rệp giường nằm trong nhóm hút máu “khá khủng khiếp” bởi chúng phát triển với số lượng nhanh, nhiều. Người...

4 loại thực phẩm cần tránh để giảm đau nhức xương khớp

Chuyên gia đã chỉ ra những loại thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn không nên ăn nếu đang bị...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình