Sự hình thành tế bào ung thư và mức độ phát triển của nó
Nhắc đến ung thư, là một loại bệnh được xem là đáng sợ nhất thế giới. Theo Dân Trí, thuật ngữ ung thư là để chỉ một nhóm các bệnh gây ra khi các tế bào bất thường phân chia nhanh chóng, xâm lấn và lan tràn sang các mô và cơ quan khác của cơ thể.
Ung thư làm phá vỡ quá trình bình thường của các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến sự phát triển hỗn loạn các tế bào. Điều này được giải thích là do những biến đổi hoặc sự đột biến DNA trong tế bào. Hầu hết các đột biến DNA được tế bào sửa chữa nhưng một khi có một lỗi nào đó không sửa chữa được, tế bào có thể sẽ bị ung thư hóa.
Các tế bào ung thư có thể di cư thông qua dòng chảy mạch máu hay hệ bạch huyết để đi đến các vùng khác của cơ thể, gọi là hiện tượng di căn xa. Ung thư đã di căn xa thường khó điều trị và có tiên lượng xấu.
Cũng theo VnExpress, khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại, tế bào bị tổn thương, tín hiệu liên lạc bị gián đoạn, dẫn đến loạn sản, dị sản tế bào nên u bướu hình thành.
Những tác nhân khách quan gây hại như thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, phóng xạ, rượu bia thuốc lá, các chất kích thích độc hại,... chúng sẽ khiến cơ chế trên bị phá vỡ, quá trình oxy hoá bị mất cân bằng. Các tế bào u bướu này cần có các mạch máu giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy để nuôi sống chính nó và phát triển xâm lấn đến các cơ quan khác. Khi các khối u bướu đạt đến kích thước 1 – 2 mm, nhu cầu các chất dinh dưỡng, oxy tăng lên. Nếu sự hình thành các mạch máu bị ngăn chặn, các khối u bướu sẽ dần co cụm lại, chết đi do không đủ dưỡng chất, oxy để đáp ứng nhu cầu này.
Trong khi đó, thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày gần như quan trọng tuyệt đối vì có nguy cơ tác hại đến cơ thể mạnh nhất. Theo các chuyên gia, đây là những món ăn có khả năng gây ung thư cao.
Các thực phẩm gây ung thư
Thực phẩm muối chua
Phải nói, những loại rau muối chua như dưa muối, cà muối là thứ mà nhiều người Việt chúng ta yêu thích vì ăn ngon miệng. Tuy nhiên, chúng dễ sản sinh ra dimethyl nitrit – chất này có thể chuyển hóa thành chất gây ra khối u ác tính như dimethyl nitrit trong cơ thể amin. Do đó, thực phẩm muối chua được xem là chất sinh ung thư. Ngoài ra, cách ăn thực phẩm này cũng cần chú ý, không nên ăn khi chúng chưa muối già, ăn khi đã để quá lâu hoặc dùng nước cũ để muối lại. Cần cân nhắc về cách nạp món ăn này mỗi ngày.
Thực phẩm chế biến sẵn (hun khói)
Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng những loại thực phẩm hun khói đã làm sẵn chỉ việc lấy ra ăn đúng là tiện lợi. Nhưng tiện thì lại kéo theo mối họa về sức khỏe. Bởi, nó chứa nhiều benzopyrene nên chúng không được xếp vào danh sách thực phẩm có nguy cơ cao gây UT. Người thường xuyên ăn thì nguy cơ bị UT thực quản và dạ dày cao hơn hẳn.
Thực phẩm ẩm, mốc
Thói quen tiết kiệm là thứ vốn có của người Việt. Tuy nhiên, tiết kiệm quá đôi khi lại thành thứ hại sức khỏe của chính mình. Thế nên, nếu thấy đồ ăn mà bị hỏng, mốc, hết hạn dùng thì phải vứt đi chứ đừng ‘tặc’ lưỡi rửa hoặc bỏ chỗ mốc đi rồi dùng tiếp. Bởi, trong thực phẩm bị hỏng đã nhiễm aflatoxin. Đây là chất gây UT mạnh. Điều này đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và công nhận rồi.
Cá muối
Trong cá muối có chứa nitrit. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ có thể tạo thành nitrosamine – chất gây UT loại 1. Hơn nữa, cá muối còn có lượng muối cao. Mà việc ăn mặn thì rất hại cho gan, thận và huyết áp. Do đó, tốt nhất bạn vẫn nên bỏ món ăn này ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
Thay vào đó, bạn có thể chọn các loại cá tươi và cá ướp ít gia vị.
Thực phẩm bị nướng cháy
Rất nhiều người có sở thích ăn thịt nướng nhất là những ngày mà trời hơi se se lạnh hoặc có dịp gì đó là lại rủ nhau đi ăn món này. Tuy nhiên, thịt khi được nướng ở nhiệt độ cao dễ sản sinh ra chất gây UT. Điều này cũng sẽ xảy ra tương tự với bánh mì bị nướng cháy.
Lưu ý cách ngăn ung thư
Theo Sức khỏe và đời sống, dưới đây là các cách để bạn có thể giảm ung thư gây hại và ung thư xảy ra trên cơ thể.
Chọn thực phẩm lành mạnh
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng để làm tăng sức đề kháng với các tế bào ung thư. Ăn đa dạng nhiều món và thường xuyên thay đổi món trong các bữa ăn.
Ăn nhiều trái cây và rau để hấp thụ đủ những sinh tố và chất xơ, nhất là các thực phẩm phòng chống ung thư như: bơ, cải xanh, bắp cải, đu đủ, dứa, tỏi, hành, khoai lang, đậu phụ, cà chua, súp lơ, táo, nho, cam…
Tập thể dục
Bất kì một bài tập thể dục nào cũng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao bạn nên tập luyện ít nhất 150 giờ mỗi tuần với những bài tập vừa phải, 75 giờ mỗi tuần với những bài tập mạnh. Tập ít nhất 5 ngày trong tuần, thời gian nghỉ giữa các lần tập không quá hai ngày.
Vì vậy, mỗi người nên thường xuyên vận động, tự xây dựng cho mình một chế độ luyện tập hàng ngày như chạy bộ, đi bộ, bơi lội hoặc tham gia các loại hình khác như: Erobic, tập thể hình, yoga… để nâng cao sức khỏe.
Tránh thuốc lá, rượu bia
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổi ở cả nam giới và nữ giới. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, vòm miệng, họng, thanh quản, thực quản, thận, bàng quang, tá tràng, tử cung, thận, dạ dày, ruột già và hậu môn, gan...
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng theo số lượng rượu bia, thời gian uống và sự thường xuyên khi uống. Uống rượu bia gây ra ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng.
Bia, rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Nếu bạn hút thuốc lá khi uống rượu bia sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do rượu bia gây ra.
Ngủ đủ giấc
Không có minh chứng mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và bệnh ung thư, nhưng các chuyên gia khẳng định một giấc ngủ khỏe mạnh giúp sức đề kháng của cơ thể được nâng cao và tránh béo phì – một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổ biến.
Ngoài ra việc ngủ đủ giấc cùng một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp tinh thần luôn trong trạng thái tốt, tránh các tình trạng căng thẳng mệt mỏi.