Phụ Nữ Sức Khỏe

'5 không' khi uống trà bạn cần lưu ý

Trà chỉ thực sự tốt khi bạn sử dụng đúng cách.

Trà có nhiều loại như trà thảo mộc, trà xanh, trà ô long... các loại trà này đều mang lại lợi ích cho sức khỏe cho người uống. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự tốt khi chúng ta sử dụng đúng cách. Trang Fustany đã chỉ ra 5 sai lầm cần tránh khi uống trà.

1. Đừng uống trà trực tiếp trước hoặc sau bữa ăn

Khi uống trà ngay trước hoặc sau bữa ăn, cơ thể bạn sẽ ít hấp thụ chất sắt và protein thu được từ bữa ăn. Thời điểm thích hợp để uống trà là ít nhất nửa tiếng đến một giờ trước và sau bữa ăn.

2. Uống trà quá nóng

Dù bạn có tin hay không, uống trà nóng rực có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng. Nó sẽ không chỉ tác động xấu đến cổ họng của bạn, mà còn làm tổn thương và gây viêm niêm mạc dạ dày.

Uống trà quá nóng sẽ gây tổn thương vòm họng. Ảnh: T.H

Ngoài ra bạn cũng không nên hãm trà khi nước đang sôi sùng sục. Nhiều người nghĩ điều đó sẽ giúp làm chín trà nhanh hơn, tuy nhiên, thói quen này lại gây ra nồng độ axit cao trong dạ dày. Cách chính xác để pha trà là đun sôi ấm nước, sau đó đặt ra ngoài bếp rồi bỏ trà vào trong ấm.

3. Đừng uống trà quá đặc

Trà quá đậm đặc có nhiều khả năng gây mất ngủ và đau dạ dày. Bởi trà chứa một lượng tanin rất cao, khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn. Do đó, nếu lỡ pha quá đặc, hãy chế thêm chút nước sôi vào cốc của bạn, để trà loãng ra.

4. Đừng uống thuốc với trà

Đây là một trong những thói quen trà tồi tệ nhất mà có thể bạn mắc phải. Trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất tannin khi kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.

Lúc này cơ thể bạn sẽ không hấp thụ thuốc tốt, thuốc có thể phản ứng tiêu cực với trà và tác dụng của thuốc có thể biến mất.

5. Đừng uống trà khi bạn đói

Nếu bạn uống trà khi đói, nó cũng có thể gây ra cảm giác thèm ăn hơn, nhưng trong khi dạ dày của bạn đang trống rỗng, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. 

Ngoài ra khi đói bụng miệng bạn sẽ bị khô, và khi uống trà, chúng sẽ ảnh hưởng đến nước bọt trong miệng và khiến khoang miệng của bạn càng khô hơn.

Theo Hạ Quyên/Pháp Luật TP.HCM

Tin liên quan

Những thực phẩm tăng cường trí nhớ cho sĩ tử vào mùa thi

Vào mùa thi, các sĩ tử cần được tăng cường nguồn dinh dưỡng cần thiết tốt cho hoạt động của...

Lợi ích sức khỏe khi uống nước nóng mỗi ngày

Hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh, cải thiện lưu thông máu, giảm cân, căng thẳng, lo âu, chống cảm lạnh...

Ăn 4 thực phẩm này nhiều hơn để có trái tim khỏe mạnh

Thói quen sống tốt và lành mạnh là bắt buộc để cải thiện sức khỏe của tim. Ở đây, chúng...

Ngăn ngừa da lão hóa sớm với các trái cây, rau củ này

Nếu muốn có một làn da dẻo dai, khỏe mạnh và ngăn chặn tình trạng lão hóa đến sớm trên...

Thực phẩm nên và không nên ăn trước khi tập yoga

Tập yoga kèm rất nhiều động tác chuyển động, uốn người, xoắn, xoay... nhưng nếu ăn không đúng cách hoặc...

Không cần ăn kiêng, những thói quen ăn uống này sẽ giúp bạn có cân nặng lý tưởng (P2)

Phần 2 bài viết sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những thói quen ăn uống lành mạnh, bạn nên...

Không cần ăn kiêng, những thói quen ăn uống này sẽ giúp bạn có cân nặng lý tưởng (P1)

Kiên trì thực hiện những bí quyết ăn uống lành mạnh dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình