Phụ Nữ Sức Khỏe

5 giải pháp xoa dịu áp lực gia đình

Làm dịu không khí gia đình mỗi khi xảy ra mâu thuẫn sẽ hiệu quả khi mọi thành viên ý thức việc kiểm soát cảm xúc của mình, không để cơn giận bùng nổ.

Thẳng thắn trao đổi

Đây là cách đơn giản nhất để mọi thành viên gỡ bỏ những vướng mắc, hòa giải các mâu thuẫn. Trong cuộc sống hiện đại, thời gian ở nhà của các thành viên đều rất ít. Nhiều người trở về nhà khi đã mệt nhoài, chỉ muốn nằm ngay ra giường và ngủ. 

Vậy mà các thiết bị công nghệ lại còn giành giật những khoảng thời gian ít ỏi ấy, khiến không ít người lại chìm đắm trong niềm vui, sở thích riêng của mình. Vì vậy, những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình đôi khi cũng trở thành vấn đề lớn và gây ra xa cách. 

Vì vậy, nếu có mâu thuẫn với người thân, điều quan trọng nhất là người trong cuộc giữ được bình tĩnh, thẳng thắn trao đổi, tìm cách hòa giải và mọi thành viên cùng thay đổi theo tinh thần xây dựng, giúp mọi người gắn kết hơn.

Chia sẻ việc nhà và nuôi dạy con

Dù quan niệm "việc nhà và chăm con là của phụ nữ" đã không còn phù hợp thì thực tế, vẫn có không ít phụ nữ vừa đi làm, vừa phải chăm lo gia đình, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, áp lực và kiệt sức. Vợ chồng nên chia sẻ việc nhà và cùng nhau chăm con. 

Điều đó không chỉ giảm áp lực đè nặng lên vai một người mà còn giúp gia đình thêm gắn kết, có thời gian vui vẻ bên nhau, quan tâm chăm sóc nhau. Việc dạy con biết làm việc nhà từ nhỏ cũng giúp trẻ học được cách sống độc lập, biết tự chăm sóc bản thân.

Luôn kiểm soát cảm xúc

Những câu nói, hành động, phản ứng lúc giận dữ thường dễ gây tổn thương cho đối phương. Khi bình tĩnh, bạn có thể nhận ra lỗi lầm, cảm thấy hối hận, xin lỗi đối phương nhưng điều đó đã khắc một vết thương cho họ. Làm dịu không khí gia đình mỗi khi xảy ra mâu thuẫn sẽ hiệu quả khi mọi thành viên ý thức việc kiểm soát cảm xúc của mình, không để cơn giận bùng nổ.

 Vợ chồng hãy quy ước với nhau một số ngưỡng không được vượt qua. Người giận có thể im lặng, tìm không gian riêng cho mình giữ bình tĩnh, chỉ giải quyết bất đồng khi cơn tức giận đã lắng xuống.

Sống chung với áp lực

Áp lực cuộc sống gia đình không thể tự mất đi mà các thành viên phải thích nghi và tìm cách hoá giải phù hợp. Nếu vợ chồng trẻ có bất đồng quan điểm thế hệ với cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng khi sống chung, họ có thể ra ở riêng. Nếu cha mẹ áp đặt các con trong ứng xử, lựa chọn công việc, quan điểm sống, con cái hãy nói rõ suy nghĩ của mình và cùng cha mẹ tìm ra cách dung hoà hoặc đưa ra quy tắc tôn trọng.

Khi cuộc sống gia đình ngày càng phát triển, tốt đẹp hơn thì áp lực gia đình cũng ít dần. Mọi thành viên có điều kiện sống tốt hơn đồng nghĩa có cơ hội chăm sóc bản thân và người thân tốt hơn. Nhưng điều đó cũng có thể tạo ra khoảng cách khi mọi người ít dành thời gian cho gia đình. Cho nên không gì có thể thay thế thời gian bên nhau, nhất là những khoảng thời gian chất lượng dành cho người thân của mình.

Chăm sóc bản thân tốt nhất để yêu thương gia đình

Dù có gặp áp lực, mệt mỏi, căng thẳng, chán chường đến đâu cũng đừng quên chính mình. Nhớ ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, chăm tập thể dục, ăn uống khoa học, dành thời gian làm điều mình thích, có lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh. Sự chỉn chu cho bản thân là năng lượng tích cực, tác động đến mọi người xung quanh và làm giảm đi không khí nặng nề trong gia đình.

Theo Thảo Chi/Phụ nữ Việt Nam
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:
  • cha mẹ

Tin liên quan

Trẻ cận thị ngày càng nhiều, phụ huynh nên làm gì?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì vào năm 2050, số trẻ em ở Việt Nam...

Có quá nhiều bài tập về nhà phải làm, bé gái chạy vào ôm bố khóc nức nở khiến cư...

Cô bé chạy vào ôm bố khóc nức nở và nói: “Bài tập về nhà quá nhiều khiến tay con...

Bé trai 7 tuổi yếu liệt tứ chi theo cơn, đi khám bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh tưởng...

Bé trai bị yếu liệt tứ chi theo cơn, kèm theo tình trạng nói khó nên được gia đình đưa...

Cách xử lí thông minh của cha mẹ khi con trẻ có thói quen "ăn vạ"

Nếu con trẻ có thói quen ăn vạ, cha mẹ hãy ghi nhớ những cách giải quyết dưới đây.

Hiểu kỹ hơn về bệnh rung lắc ở trẻ để tránh những mối hiểm họa tiềm ẩn

Nhiều ông bà, cha mẹ có thói quen lắc hoặc rung như cách dỗ dành mỗi khi trẻ khóc, sốt...

Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?

Trẻ thường có thói quen thích xem tivi hơn học bài. Những lúc như thế bố mẹ thường dễ nổi...

Cảnh báo trẻ "nghiện" điện thoại: Nguy cơ khôn lường, 20 tuổi thoái hoá khớp ngón tay

Sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử làm trẻ nhỏ thường tập trung vào thiết bị mà quên đi...

Tin mới nhất

Giấu 4 điều này đừng để con cái biết, cuộc sống sau khi nghỉ hưu sẽ ngày một tốt đẹp

4 giờ trước

Phương Oanh dưỡng thai kiểu 'hào môn' vẫn không tránh khỏi cảnh 'phá dáng', mặt nở, bụng lớn, muốn làm...

5 giờ trước

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

6 giờ trước

Con gái MC Diệp Chi sở hữu nét tướng phú quý trên gương mặt, 13 tuổi 'trổ nét' thiếu nữ,...

1 ngày 4 giờ trước

Cách giúp con thông minh vượt trội của 3 nước xếp top đầu những quốc gia nuôi dạy con tốt...

1 ngày 9 giờ trước

Con đi nhà trẻ về nói "không tiểu được", mẹ òa khóc lúc thay quần cho bé

1 ngày 9 giờ trước

Nhau tiền đạo là gì, tại sao lại nguy hiểm tính mạng sản phụ?

1 ngày 9 giờ trước

Mẹ không điều trị đái tháo đường, thai nhi chết lưu

1 ngày 9 giờ trước

Căn bệnh trẻ nhỏ hễ mắc là phải nhập viện, bác sĩ cảnh báo thói quen dùng điều hòa bố...

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình