Phụ Nữ Sức Khỏe

5 ghi nhớ để phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp, xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là thời điểm giao mùa.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, trong một số trường hợp bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Đặc biệt, có nhiều type virus gây bệnh, trong đó tỷ lệ virus EV71 lưu hành cao, đối tượng cảm nhiễm lớn, chưa đánh giá được miễn dịch của cộng đồng.

Tỷ lệ người lành mang trùng lên tới 71% trong các ổ dịch, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần; tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng phải đúng cách mới mong đạt kết quả.

Dưới đây là 5 ghi nhớ để phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường theo khuyến cáo của ngành Y tế

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế/ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sẽ góp phần phòng tránh nhiều nguồn lây nhiễm bệnh hiệu quả.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay giúp giảm 23 - 40% số người mắc bệnh tiêu chảy; giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu; giảm 16 - 21% các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phổi; giảm 29 - 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh, cũng như giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh. Việc làm đơn giản này cũng có thể giúp ngăn chặn được các bệnh nguy hiểm đang lây lan trong cộng đồng như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch tay chân miệng, sởi... Thời gian gần đây bệnh tay chân miệng đang lan rộng đến nhiều địa phương trên cả nước, khiến các bậc phụ huynh lo ngại. Điều đáng nói là bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị và có khả năng biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện rửa tay bằng xà phòng đúng cách theo 6 bước thì mới đạt được hiệu quả cao trong việc diệt trừ vi sinh vật gây bệnh.

Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay, sau đó làm khô tay.

* Chú ý: Mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.

Vệ sinh môi trường: Dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp nơi ở; rác thải thu gom và được xử lý; có nhà tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân đúng cách; dọn sạch các khu vực tối ẩm thấp; dọn sạch các vật dụng chứa nước xung quanh nhà…

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày sẽ góp phần phòng tránh bệnh tay chân miệng.

Cần vệ sinh ăn uống

Thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm/tráng nước sôi). 

Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay hoặc ngậm/mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi.. khi chưa được khử trùng.

Cần làm sạch đồ chơi, nơi ở

Hộ gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo, các nhà trẻ tư cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Trẻ em cần được thường xuyên theo dõi sức khỏe để phát hiện bệnh sớm, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. 

Nhiều người khi con có dấu hiệu mắc bệnh vẫn cố đưa trẻ đến lớp vì rất nhiều lý do, do không có người trông, con đã đỡ để đưa trẻ đến trường. Trong khi đó, tay chân miệng rất dễ lây lan, là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca mắc tay chân miệng trong trường học.

Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, trong tháng 11/2023 toàn tỉnh ghi nhận hơn 2 ngàn ca bệnh tay chân miệng, tăng gần 46% so với tháng trước và tăng 3,79 lần so với tháng cùng kỳ năm 2022. So với tháng trước, số ca mắc tay chân miệng tăng ở tất cả các địa phương, trong đó tăng nhiều ở TP. Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Trảng Bom.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 9,6 ngàn ca mắc tay chân miệng, tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Đăng Anh/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

7 dấu hiệu cảnh báo sớm nhiễm HIV cần chú ý nếu không muốn tổn hại sức khỏe sau này

Những dấu hiệu khó nhận thấy này có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Dưới...

Kết quả nghiên cứu của Mỹ: Dư hormone tuyến giáp làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người...

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng hormone tuyến giáp dư thừa ở người cao tuổi có thể làm...

Nhiều người truyền tai nhau rằng sử dụng internet quá mức có hại cho sức khỏe tâm thần, chuyên gia...

Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng việc sử dụng internet có tác động tiêu cực đến sức khỏe...

Trà chanh giã tay thành trend, khách mua phải xếp hàng lấy số: Nhưng tránh ngay những sai lầm này...

Nếu lạm dụng nước chanh sẽ gây ra nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe.

Món ăn thần kỳ, dễ tìm giúp bệnh nhân ung thư “thoát hiểm”

Nghiên cứu mới từ Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas (Mỹ) cho thấy chỉ một...

Gặp điều này trước tuổi 45: Nguy cơ nhồi máu cơ tim lẫn mất trí

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa tìm thấy mối liên quan đáng ngại giữa chứng mất trí nhớ và...

Bị cảm lạnh có nên xông hơi để bệnh nhanh khỏi?

Xông hơi có trị cảm lạnh được không? Nếu bạn đã bị cảm lạnh thì có rất ít bằng chứng...

Tin mới nhất

Đi tắm suối tránh nóng, 3 học sinh ở Quảng Bình bị đuối nước thương tâm

13 giờ trước

Tiết lộ một số mẹo vặt trang trí nhà cửa giúp thổi bùng sức sống cho bất cứ ngôi nhà...

18 giờ trước

Lễ Quốc khánh 2/9/2024, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp

18 giờ trước

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Vàng SJC chưa có dấu hiệu tăng trong ngày nghỉ lễ, có nên chốt lời...

18 giờ trước

Miền Trung nắng nóng lập kỷ lục, tiếp tục nền nhiệt cao

18 giờ trước

Chị em sinh đôi 12 tuổi cùng đạt IELTS 8.0 dù không học luyện thi ở trung tâm

1 ngày 13 giờ trước

Cuộc sống của người phụ nữ 2 lần bị tạt axit sau 5 năm: Bị hỏng một bên mắt, phải...

1 ngày 13 giờ trước

Mới nhất: 38 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ

1 ngày 17 giờ trước

Từ đêm ngày 30/4: Miền Bắc đón không khí lạnh, mưa rào giải nhiệt, miền Nam nắng nóng gay gắt...

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình