Ở tuổi dậy thì, canxi là một chất quan trọng giúp trẻ phát triển vượt bậc thể chất và tinh thần. Việc bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp cho trẻ có khung xương chắc khỏe, dẻo dai và hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, việc xây dựng khung xương chắc ở giai đoạn này có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương sau này của trẻ.
Theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, nhu cầu canxi cho trẻ dậy thì là từ 1000mg đến 1200mg canxi/ngày. Mức cao hơn so với người trưởng thành, gần như tương đương với phụ nữ mang thai và cho con bú. Có thể nói nhu cầu canxi ở độ tuổi này rất cao.
Các chuyên gia khuyến cáo, nên bổ sung chủ yếu thông qua chế độ ăn uống, ăn những thực phẩm giàu canxi mỗi ngày thay cho việc dùng thuốc bổ sung như sữa các loại, phô mai, sữa chua, tôm cua, cá, thịt... Một số thực phẩm giàu canxi khác cho trẻ dậy thì từ nguồn thực vật như rau có màu xanh đậm, quả tươi, các loại đậu, hạt; tảo biển... Những loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp canxi cho trẻ và là những thực phẩm giàu canxi có dạng hấp thu an toàn, không gây mất cân bằng nồng độ canxi trong cơ thể.
Vì vậy, con đường bổ sung canxi tốt nhất là từ đường ăn uống, trừ khi trẻ ăn không đủ hoặc có các dấu hiệu thiếu canxi mới nên uống canxi cho trẻ dậy thì, kết hợp với việc rèn luyện thể dục thể thao tốt cho trẻ bao gồm bơi lội, bóng rổ, đạp xe, chạy bộ...
Việc luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao mà còn giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ thừa cân béo phì, rèn luyện sức khỏe dẻo dai hơn.
5 dấu hiệu cảnh báo con bạn đang thiếu canxi trong cơ thể:
Da khô
Việc thiếu hụt canxi trong cơ thể có thể được tiết lộ trên da của bạn. Tình trạng này khiến cho làn da của bạn khô và trông như có vảy. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện thiếu canxi làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về da như eczema và bệnh vảy nến.
Ảnh minh họa
Khi cơ thể thiếu canxi, sức khỏe tổng thể sẽ bị tác động theo hướng tiêu cực. Cơ thể khó chống lại các tác nhân gây bệnh, kết quả khiến bạn dễ bị cảm, ho và hắt hơi thường xuyên hơn.
Các nhà khoa học cho biết, canxi cũng rất cần thiết để điều chỉnh tâm trạng của bạn. Nguyên tố này là loại thuốc an thần tự nhiên, tạo ra phản ứng thư giãn và thoải mái. Vì vậy, nếu lượng canxi trong cơ thể bị giảm sút, bạn sẽ cảm thấy chán nản và dễ cáu kỉnh hơn.
Móng tay giòn và dễ bị tê tay chân
Giống như xương, móng tay cũng cần lượng canxi nhất định để duy trì cấu trúc của nó. Vì vậy, khi bạn bị thiếu canxi, móng tay trở nên khô, giòn yếu, dễ bị bong tróc. Thiếu canxi làm móng tay chúng ta yếu đi, móng không đủ dày, rất dễ bị gãy khi có tác động.
Ngoài ra, tê tay chân cũng là biểu hiện rõ rệt liên quan đến tình trạng thiếu canxi trầm trọng. Bạn có thể cảm thấy ngứa ran và tê quanh miệng hoặc ở các ngón tay, ngón chân, cảm giác mệt mỏi, trí nhớ kém và ảo giác.
Đau răng
Phần lớn lượng canxi trong cơ thể của bạn được lưu trữ trong xương và răng, vì vậy, chúng thường là khu vực đầu tiên thiếu canxi. Khi bị thiếu canxi, răng có thể bắt đầu chuyển dần sang màu vàng, dễ bị tổn thương.
Chuột rút
Chuột rút cơ bắp ở đùi, bắp chân, cánh tay và nách vào ban đêm có thể là một trong những triệu chứng sớm của thiếu canxi. Chuột rút cũng xảy ra sau khi bạn bị đau nhức cơ bắp lúc di chuyển và đi bộ. Về lâu dài, thiếu hụt canxi có thể khiến cơn chuột rút tiến triển thành các cơn co thắt cơ bắp khắp cơ thể.