Phụ Nữ Sức Khỏe

5 bước F0, F1 tự theo dõi tại nhà

Người mắc Covid-19 hoặc nghi nhiễm đang cách ly tại nhà cần theo dõi các triệu chứng diễn biến bệnh, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, đo nồng độ oxy trong máu theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết trường hợp Covid-19 nhẹ đều có thể tự theo dõi chăm sóc tại nhà, dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, có các triệu chứng nghi ngờ hoặc nhiễm, thì dưới đây là 5 bước giúp bạn tự theo dõi tại nhà và nhận biết khi nào cần đến bệnh viện.

Theo dõi với các triệu chứng Covid-19

Khi F1 tự theo dõi Covid-19 tại nhà, cần chú ý các triệu chứng của bệnh. Trong đó, triệu chứng thường gặp là sốt, ho, đau họng, đỏ mắt, đau đầu, mất khướu giác, vị giác. Nếu một người mắc phải các triệu chứng này, cần liên hệ ngay nhân viên y tế để được tư vấn và làm xét nghiệm.

Đối với bệnh nhân Covid-19 (F0), các triệu chứng nặng của bệnh là khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, tức ngực hay bị hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ. Nếu bạn hay bất cứ người nào bạn quen biết mắc các triệu chứng Covid-19 kể trên, lập tức liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Tự chăm sóc bản thân

Người bệnh cần nghỉ ngơi trong căn phòng riêng thoáng khí (nếu có thể), hay ít nhất giữ được khoảng cách 1 mét với người khác. Bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất. Uống nhiều nước để tránh mất nước. Đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc với người khác trong phòng

Uống paracetamol khi bị sốt, đau cơ hay đau đầu, nên liên hệ nhân viên chăm sóc y tế để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng thuốc đúng. Sốt tiếp tục kéo dài sau khi uống thuốc, hãy dùng khăn lạnh ẩm chườm lên trán để hạ sốt.

Bảo vệ những người sống cùng

Giữ khoảng cách với mọi người. Tự cách ly trong một căn phòng riêng và thoáng khí nếu có thể, hoặc giữ khoảng cách hơn một mét.

Tất cả thành viên trong gia đình cần đeo khẩu trang. Sử dụng dụng cụ riêng trong ăn uống. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông với nước hoặc dùng nước sát khuẩn tay.

Cần bỏ rác thải trong thùng rác riêng biệt, niêm phong và xử lý riêng. Yêu cầu người chăm sóc đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc nước rửa tay diệt khuẩn. Mở cửa sổ trong phòng để cải thiện thông gió

Đo nồng độ oxy trong máu

Nếu được yêu cầu theo dõi nồng độ oxy trong máu, cần đảm bảo bạn biết sử dụng thiết bị đúng cách. Trường hợp không rõ, cần hỏi nhà cung cấp hoặc nhân viên y tế.

Cần đo nồng độ oxy trong máu 3 lần mỗi ngày hoặc theo sự tư vấn của nhân viên y tế.

Màn hình một thiết bị cầm tay hiển thị nồng độ oxy trong máu 98%. Ảnh: Torob

Xử trí trước các chỉ số nồng độ oxy trong máu

Dù nồng độ oxy ở mức nào, song khi cảm thấy khó thở, không thể tự ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, có cảm giác đau ngực hay lờ đờ, hoa mắt chóng mặt, cần liên hệ nhân viên chăm sóc y tế để được hỗ trợ ngay.

Khi nồng độ oxy trong máu (SpO2) cao từ 94% trở lên: Người bệnh cần tiếp tục kiểm tra lại nồng độ oxy trong máu để xem có giống như kết quả lần trước hay không.

Khi nồng độ oxy trong máu cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94%: Liên hệ nhân viên viên y tế để được hỗ trợ hoặc nhập viện. Có thể bạn sẽ được kê toa uống steroid, song phải tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý uống. Sử dụng bình oxy khi cần thiết, theo hướng dẫn. Xoay trở mình trên giường có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.

Khi nồng độ oxy trong máu thấp hơn 90%, đây là biểu hiện của bệnh Covid-19 trở nặng: Liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ hoặc nhanh chóng vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân sẽ được thở oxy và uống thuốc steroid theo chỉ định của nhân viên chăm sóc y tế. Xoay trở mình trên giường có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.

Theo Lê Cầm/Vnexpress

Tin liên quan

Người từ TP.HCM đến 62 tỉnh thành phải cách ly tại nhà 14 ngày thay vì 7 ngày

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới, điều chỉnh thời gian cách ly với người từ TP.HCM đến 62...

TP.HCM cách ly tại nhà người đến tòa nhà CEN Sài Gòn, riêng lầu 4 cách ly tập trung

TP.HCM áp dụng cách ly y tế người đi/đến tòa nhà CEN Sài Gòn, 326 Võ Văn Kiệt, phường Cô...

TP.HCM: Người dân phải cách ly tại nhà nếu từng đến 44 địa điểm sau

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) trưa 28-5 vừa cập nhật danh sách 44 điểm mà người dân...

Cách phát hiện sớm F0 có nguy cơ diễn biến nặng

Sau khi được cho cách ly tại nhà, bệnh nhân cần có một bảng nhận biết các triệu chứng lâm...

'Bộ Y tế dự kiến thí điểm cách ly F0 tại nhà ở TP HCM'

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn thí điểm cách ly F0...

HỎi - ĐÁP về dịch COVID-19: Nếu F0, F1 là trẻ em - người thân có được theo chăm sóc...

Nhiều người dân thắc mắc, nếu trẻ em phải vô khu cách ly hoặc vô bệnh viện điều trị COVID-19...

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: TP.HCM cần xem xét điều chỉnh thời gian điều trị F0 tại bệnh viện...

Sáng 11-7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP.HCM về công tác phòng,...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

15 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

16 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

16 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

20 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình