Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách phát hiện sớm F0 có nguy cơ diễn biến nặng

Sau khi được cho cách ly tại nhà, bệnh nhân cần có một bảng nhận biết các triệu chứng lâm sàng nhằm phát hiện và thông báo cho nhân viên y tế sớm nhất.

Mới đây, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân Covid-19 ban đầu không có triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, sau khoảng 7-8 ngày, họ có thể diễn biến nặng, thậm chí tử vong.

Thực tế này đòi hỏi các bác sĩ tại cơ sở điều trị sẽ phải theo dõi sát các bệnh nhân Covid-19 trong thời điểm ngày thứ 7-8, phát hiện các dấu hiệu diễn biến nặng nếu có.

TP.HCM đã chính thức triển khai cách ly tại nhà với trường hợp một số nhóm F0 và F1. Những bệnh nhân đủ điều kiện tự theo dõi tại nhà không chủ quan trước tình trạng không triệu chứng, phát hiện sớm các dấu hiệu diễn biến nặng.

Các F0 tự theo dõi tại nhà cần lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Chú trọng tới triệu chứng lâm sàng

Trao đổi với Zing, TS Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong việc theo dõi bệnh nhân Covid-19 là phát hiện được các triệu chứng lâm sàng sớm nhất thay vì chú trọng vào các mốc thời gian.

“Thực tế điều trị cho thấy sau khoảng ngày thứ 7 từ khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ mới có thể xác định được nguy cơ diễn biến nặng, nguy kịch của mỗi trường hợp. Tuy nhiên, việc xác định mốc thời gian này là rất khó và mang tính chất tương đối”, vị chuyên gia này nói.

Nguyên nhân là trước thời điểm Covid-19 khởi phát và gây ra triệu chứng lâm sàng khoảng 5 ngày, người bệnh có thể đã nhiễm SARS-CoV-2. Lúc này, người nhiễm trong thời gian ủ bệnh và hoàn toàn có thể cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus dù không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Ngoài ra, 80% bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam hiện nay không có triệu chứng lâm sàng. Thống kê này cho thấy chúng ta sẽ rất khó xác định được mốc thời gian khi mắc bệnh để đánh giá nguy cơ diễn biến nặng.

“Do đó, yếu tố quan trọng nhất là chúng ta cung cấp cho bệnh nhân những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng để họ tự theo dõi sát sao và chính xác, qua đó báo cho nhân viên y tế sớm nhất”, vị chuyên gia này kết luận.

Tại nhà, F0 cần theo dõi sát và sớm phát hiện các triệu chứng lâm sàng nếu có. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Theo bác sĩ Hùng, Bộ Y tế có thể xây dựng và công bố một bảng gồm thông tin chính thống về các triệu chứng lâm sàng cần theo dõi khi ở nhà. Trong đó, các dấu hiệu và hướng dẫn tự theo dõi sẽ được phân chia thành nhiều nhóm theo độ tuổi, tiền sử bệnh lý nền với các mức độ khác nhau.

Bác sĩ Hùng cũng cho hay trong thời gian đầu theo dõi các trường hợp nhiễm nCoV, những yếu tố cơ bản để đánh giá dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, qua đó phát hiện triệu chứng lâm sàng bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu. Đây là những yếu tố bệnh nhân hoàn toàn có thể tự theo dõi thông qua quan sát hay một số trang thiết bị đơn giản.

“Với những biểu hiện dễ thấy như khó thở, nhịp thở tăng hay giảm, bệnh nhân có thể tự phát hiện trong quá trình theo dõi. Hay các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ oxy trong máu, tôi nghĩ mọi người đều có thể mua và sử dụng nhiệt kế, kẹp SpO2 ngay tại nhà. Khi xuất hiện những triệu chứng đó, bệnh nhân cần nhanh chóng báo với nhân viên y tế để được đánh giá chính xác hơn, có chỉ dẫn, thậm chí nhập viện ngay nếu cần thiết”, bác sĩ Hùng nói.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cộng đồng

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khẳng định việc để một số F0 ở TP.HCM tự theo dõi tại nhà lúc này là giải pháp hợp lý khi hệ thống y tế quá tải. Tuy nhiên, việc đảm bảo không để virus lây lan trong cộng đồng vẫn là yếu tố đặt lên hàng đầu.

Theo ông, các F0 thuộc nhóm tự theo dõi tại nhà cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, không ra khỏi nhà khi chưa có sự cho phép từ người quản lý.

Bản thân F0 và gia đình cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho cộng đồng khi tự theo dõi tại nhà. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.

“Những người này phải luôn giữ khoảng cách với thành viên trong gia đình, tuyệt đối không ăn, ngủ, sinh hoạt chung. Người nhà khi tiếp tế đồ ăn cho F0 cũng phải phải giữ khoảng cách, 2 người đều đeo khẩu trang và tấm che giọt bắn”, bác sĩ Khánh cho hay.

Ngoài ra, người bệnh khi tự theo dõi tại nhà cần chú ý vệ sinh sạch sẽ phòng cách ly, giữ không khí thông thoáng.

Vị chuyên gia này chia sẻ: “Thời gian gần đây, tôi quan sát được một vài trường hợp có hành động kỳ thị hàng xóm và lo lắng thái quá khi sống gần gia đình có F0 tự theo dõi ở nhà. Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng vì nếu không tiếp xúc trực tiếp hay ở cùng phòng điều hòa kín, chúng ta sẽ không có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2".

Vì vậy, ông khuyến cáo người dân sống xung quanh nhà có F0 tự cách ly nên mở cửa thông thoáng. Bên cạnh đó, bản thân F0 cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng, tập trung thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế.

Theo Quốc Toàn/Zingnews

Tin liên quan

Hơn 12 tiếng, cả nước có 1.898 ca COVID-19 mới, riêng TP.HCM 1.349 ca

Bộ Y tế tối 16-7 cho biết cả nước có 1.898 ca COVID-19 mới, trong đó có 1.883 ca trong...

Bộ Y tế thông báo 18 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại 7 tỉnh thành

Bộ Y tế vừa có thông báo ghi nhận thêm 18 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại 7 tỉnh thành,...

Họa sĩ Lê Thánh Thư qua đời sau khi có kết quả mắc COVID-19

Họa sĩ Lê Thánh Thư đột ngột qua đời do COVID-19 vào sáng 16-7 sau khi xét nghiệm và biết...

TP.HCM bổ sung số ca COVID-19 tử vong trong 39 ngày qua trên hệ thống điện tử

Từ ngày 7-6 đến 15-7, TP.HCM có 144 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Trong 144 ca này, một số ca...

Tử tù mắc COVID-19 vượt ngục vừa bị bắt, xử lý thế nào?

Ngày 16/7, Công an TP.HCM cho biết đã bắt được tử tù Nguyễn Kim An - đối tượng đang mắc...

Mẹ mất vì COVID-19, con trai cũng là F0 nên chưa thể chịu tang

12 người trong gia đình anh Võ Thanh Tùng (36 tuổi) đều phải cách ly do liên quan chùm lây...

Sáng 16/7: TP Hồ Chí Minh có 1.071 ca mắc COVID-19 trên tổng số 1.438 ca của cả nước

Bản tin dịch COVID-19 sáng 16/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 1.438 ca mắc COVID-19, trong đó...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình