Chức năng của lá gan trong cơ thể
Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ưng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể mà thôi.
Chức năng chuyển hóa
Sự chuyển hóa các chất cơ bản (glucid, lipid, proid) diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong c ơ thể, nhưng ở gan quá trình chuyển hóa này diễn ra rất mạnh mẽ.
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa protid
Chức năng chống độc
Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.
Chức năng tạo mật
Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống ruột non trong các bữa ăn. Mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Chức năng dự trữ
Dự trữ các vitamin tan trong dầu
Dự trữ vitamin B12
Dự trữ sắt
Dự trữ máu
4 nguyên nhân khiến gan bị "tổn thương"
Thức khuya
Đây là một thói quen nhiều người mắc phải. Khi thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gan không được hồi phục. Được biết, khi ngủ, máu về gan giúp gan thực hiện chức năng “thải độc tố” của cơ thể. Nếu một người ngủ không đủ giấc hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan.
Thực phẩm có chứa độc tố, chất bảo quản
Việc lạm dụng các hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi ảnh hưởng tới sức khỏe của con người đặc biệt là lá gan. Sự phát triển của xã hội, khiến đời sống ngày càng được nâng cao, nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… khiến mỗi người càng ngày càng “nạp” vào cơ thể vô số các loại hóa chất, kể cả chất bảo quản.
Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt có gas là nguyên nhân khiến bệnh gan nhiễm mỡ gia tăng, điều này cực kỳ nguy hại. Ngoài ra, ăn các thực phẩm để lâu, trong quá trình chế biến, bảo quản chứa các loại độc tố như nấm mốc sẽ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm độc gan, thậm chí là ung thư gan.
Đồ uống có ga
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tufts Analysed đã thực hiện một cuộc khảo sát lớn, theo đó, họ tiến hành theo dõi chế độ ăn uống của 2600 người bất kỳ.
Kết quả cho thấy rất đáng ngạc nhiên rằng, những người có thói quen dùng một lon đồ uống có ga mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn cao hơn những người không dùng đến thứ đồ uống này.
Rượu bia
Theo ước tính của Hiệp hội Gan Mỹ, khoảng 10-15% số người nghiện rượu nặng sẽ phát triển chứng xơ gan.
Khi uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu, toàn bộ máu sẽ phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Tế bào gan giải độc bằng cách biến đổi rượu thành CO2 và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi.
Song khả năng của gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu.